Đền Phúc Khánh - Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia

Để ghi nhớ công ơn người anh hùng Vũ Văn Mật cùng dòng họ Vũ đã có công xây dựng căn cứ trấn ải biên giới Tây Bắc từ xa xưa, người dân Bảo Yên đã lập đền thờ Phúc Khánh.


Không gian, kiến trúc, di tích của đền Phúc Khánh

Đền Phúc Khánh được xây dựng vào cuối thế kỷ 16, trên đồi Tấp, thuộc thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, có diện tích 2,4ha.  Đền Phúc Khánh nằm trong quần thể di tích Thành Cổ Nghị Lang, một kiến trúc thời Lê - Mạc, nơi thờ các chúa Bầu và đã được công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia vào tháng 12/2001.

Theo tương truyền, vào thời nhà Mạc thay nhà Lê, hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyên quê ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương đã lên Bảo Yên (Lào Cai) lánh nhà Mạc và xây dựng căn cứ trấn ải biên giới Tây Bắc. Lúc đó, Vũ Văn Mật đã nhận thấy Bảo Yên có một vị trí giao thông thuận lợi, là cửa ngõ thông thương các tuyến đường của Lào Cai nên đã chọn nơi này để xây thành đắp lũy, chiêu mộ quân sĩ chống nhà Mạc, bảo vệ biên cương và gây dựng Bảo Yên thành một vùng trù phú. Sau khi Vũ Văn Mật mất, nhân dân nơi đây đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của ông và dòng họ Vũ vì đã có công bảo vệ biên cương, bờ cõi và dân lành.

Trải qua nhiều biến động của thời gian, lịch sử, kiến trúc ngôi đền Phúc Khánh đã bị phá huỷ nhiều, vết tích của Đền hầu như còn lại rất ít. Năm 2006, di tích lịch sử văn hoá đền Phúc Khánh được trùng tu tôn tạo và được xây dựng trên nền đất cũ theo kiến trúc thời Lê - Mạc. Bố cục của đền gồm: nhà đền chính; hai nhà Tả vu, Hữu vu; Tam Quan Ngoại, cổng nách và trụ biểu tại Tam Quan Ngoại. Các Ban thờ Cô, thờ Cậu, Miếu Sơn thần cùng các hạng mục phụ như: nhà phủ chúa, nhà từ đền, nhà hoá vàng, khuôn viên sân vườn.

Đền Phúc Khánh có vị trí giao thông thuận lợi (cách thành phố Lào Cai 75km về hướng Tây Bắc, cách Hà Nội gần 280km theo tuyến Quốc lộ 70), hàng năm vào ngày Thìn đầu tháng Giêng, Lễ hội đền Phúc Khánh được tổ chức, thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi miền đất nước đến dâng hương tưởng nhớ người có công bảo vệ biên cương, bờ cõi và thăm quan vãn cảnh, khám phá những nét nghệ thuật kiến trúc quân sự của Thành Cổ Nghị Lang cũng như đền Phúc Khánh./.
Đức Ninh

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra Festival “Sa Pa thổ cẩm miền sương mây”

Festival Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 08/11 – 10/11/2024 tại 02 Fansipan, khuôn viên Nhà du lịch Sa Pa, công viên văn hóa thị xã Sa Pa.

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...