IPU và LHQ đánh giá cao sự hiện diện của phụ nữ trên chính trường

Tổng Thư ký IPU nhấn mạnh: "Chúng ta đang chứng kiến sự tiến bộ không ngừng về số lượng phụ nữ tham gia chính trị" nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được bình đẳng giới.

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala và Chủ tịch ECB Christine Lagarde. (Nguồn: Twitter)

Ngày càng có nhiều phụ nữ nắm giữ các vị trí ra quyết định chính trị trên toàn thế giới, tuy nhiên sự bình đẳng giới vẫn còn xa vời. Đó là nhận định được Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc cùng đưa ra trong báo cáo công bố ngày 7/3.

Báo cáo trên đưa ra bảng xếp hạng mới nhất và sự phân bố theo khu vực của những quốc gia có nữ giới đảm nhiệm các vị trí quản lý hành pháp và tham gia quốc hội tính đến ngày 1/1/2023.

Kết quả cho thấy số phụ nữ giữ vai trò lãnh đạo chính trị nói chung đã tăng lên. Tuy nhiên, sự hiện diện của nữ giới ở các vị trí lãnh đạo cấp cao trong chính phủ hoặc với tư cách là người đứng đầu nhà nước và chính phủ vẫn còn rất ít.

Theo báo cáo, ở thời điểm đầu năm 2023, có 11,3% số các quốc gia trên thế giới có phụ nữ đứng đầu nhà nước (không bao gồm các quốc gia theo chế độ quân chủ) và 9,8% có phụ nữ đứng đầu chính phủ. Những con số này đều đã tăng so với một thập kỷ trước, khi các thống kê này lần lượt ở mức 5,3% và 7,3%.

Báo cáo trên đã chỉ ra rằng hiện chỉ có 13 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, có nội các bình đẳng giới, với 50% số thành viên nội các là phụ nữ giữ chức vụ từ bộ trưởng trở lên. Trong khi đó, vẫn còn 9 quốc gia không có thành viên nội các là nữ giới.

Theo báo cáo, giới chức là nam giới tiếp tục chiếm ưu thế trong các lĩnh vực chính sách như kinh tế, quốc phòng, tư pháp và nội vụ.

Trong khi đó, nữ giới chỉ chiếm 12% trong số các vị trí bộ trưởng phụ trách đầu tư quốc phòng và chính quyền địa phương, 11% phụ trách vấn đề năng lượng, nhiên liệu tài nguyên thiên nhiên và khai thác mỏ và 8% phụ trách lĩnh vực giao thông.

Tổng Thư ký IPU Martin Chungong nhấn mạnh: "Chúng ta đang chứng kiến sự tiến bộ không ngừng về số lượng phụ nữ tham gia chính trị trong năm nay, điều này rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đạt được bình đẳng giới, nếu xét theo tốc độ tăng trưởng hiện tại".

https://nhandan.vn/ipu-va-lhq-danh-gia-cao-su-hien-dien-cua-phu-nu-tren-chinh-truong-post741979.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...