Gỡ “nút thắt” cho các vấn đề toàn cầu

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil vừa qua nhấn mạnh sự cần thiết cải cách thể chế quản trị toàn cầu, đặc biệt là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hội nghị cũng là cơ hội để G20 tìm giải pháp cho hàng loạt vấn đề nóng mà thế giới đang đối mặt, như đói nghèo, biến đổi khí hậu, xung đột.

Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Brazil. (Ảnh AP)

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các cuộc xung đột và bất ổn địa chính trị làm gia tăng căng thẳng trên thế giới. Là hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên của G20 trong năm 2024, chương trình nghị sự do Chính phủ Brazil đề xuất chú trọng ba lĩnh vực, gồm cuộc chiến chống bất bình đẳng, đói nghèo; phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng; cải cách các thể chế quản trị toàn cầu.

Đây là chương trình ưu tiên và cấp bách khi Brazil tìm cách mở rộng ảnh hưởng của các quốc gia Nam Bán cầu trong G20. Bên cạnh đó, Brazil còn đảm nhiệm vai trò quan trọng trong chỉ đạo lực lượng đặc nhiệm chống cướp biển trên Biển Đỏ, nhằm thúc đẩy an ninh hàng hải và ổn định khu vực.

Hội nghị đã đánh giá về tình hình toàn cầu và các cuộc xung đột đang diễn ra. Tổng thống Brazil Lula da Silva từng nhiều lần kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sự tham gia của châu Phi trong hợp tác quốc tế.

Đóng góp 85% GDP, hơn 75% giá trị thương mại toàn cầu và chiếm khoảng hai phần ba dân số thế giới, G20 đang phát huy vai trò tiên phong tháo gỡ những nút thắt trong các vấn đề toàn cầu và hạ nhiệt các điểm nóng xung đột.

Ông cho rằng, G20 có thể đóng góp ngăn ngừa xung đột và cải thiện quản trị toàn cầu bằng cách đề xuất cải cách thể chế. Các Bộ trưởng Ngoại giao G20 nhất trí rằng, giải pháp hai nhà nước là biện pháp khả thi duy nhất để giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Các bộ trưởng nhấn mạnh, sẽ không có hòa bình và an ninh bền vững cho Israel, trừ khi người Palestine đạt được triển vọng chính trị rõ ràng trong việc xây dựng nhà nước của riêng họ.

Phát biểu với báo giới về kết quả hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Brazil Mauro Vieira cho biết, các đại biểu đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Liên hợp quốc về gìn giữ hòa bình, an ninh và phát triển bền vững, tuy nhiên cần có sự cải tổ Hội đồng Bảo an với sự tham gia của đông đảo quốc gia hơn. Bộ trưởng Vieira nhấn mạnh, cải cách hệ thống quản trị toàn cầu là vấn đề cấp bách và ưu tiên hàng đầu, không chỉ tại Liên hợp quốc, mà với cả Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đóng góp 85% GDP, hơn 75% giá trị thương mại toàn cầu và chiếm khoảng hai phần ba dân số thế giới, G20 đang phát huy vai trò tiên phong tháo gỡ những nút thắt trong các vấn đề toàn cầu và hạ nhiệt các điểm nóng xung đột. Brazil nêu bật quan ngại về thực trạng bất bình đẳng và biến đổi khí hậu trên toàn cầu, đồng thời chỉ trích các nước thiếu hành động cụ thể để giải quyết những mối đe dọa hiện hữu này. Brazil cũng bày tỏ quan ngại thế giới chi ngân sách quân sự hơn 2.000 tỷ USD mỗi năm, thay vì đầu tư cho các chương trình viện trợ phát triển.

Ưu tiên hàng đầu của G20 năm 2024 là cải cách quản trị toàn cầu, cùng với hạn chế biến đổi khí hậu và giảm nghèo. Tuy nhiên, với các cuộc xung đột tiếp diễn tại Ukraine và Dải Gaza, giới ngoại giao không lạc quan về khả năng các nước thành viên G20 dễ dàng thống nhất về những đề xuất cải thiện quản trị toàn cầu. Nhà ngoại giao Brazil Mauricio Lyrio cho rằng, thế giới đang chứng kiến các cuộc xung đột mở rộng chưa từng thấy và tình trạng thiếu quản trị để ứng phó thách thức.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao vừa qua xem xét chương trình và kế hoạch năm 2024 chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra tháng 11 tới tại Rio de Janeiro. Các lĩnh vực ưu tiên của chương trình nghị sự là cuộc chiến chống bất bình đẳng, đói nghèo, thúc đẩy phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, cùng với cải cách các thể chế quản trị toàn cầu, cho thấy nỗ lực của G20 nhằm ứng phó thách thức toàn cầu.

Gỡ “nút thắt” cho các vấn đề toàn cầu (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...