Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch
Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.Việc bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội phục vụ phát triển du lịch
Việc bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch được triển khai với các hoạt động chính gồm:
Nghiên cứu, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghi lễ Ta Pao Phù của người Bố Y ở Mường Khương; Tết tháng 7 của người Mông Xanh, huyện Văn Bàn; Nghề dệt của người Mông Xanh, huyện Văn Bàn.
Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy Nghi lễ Then của người Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, nghi lễ Then Khoăn của người Tày huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, nghề làm khèn Mông gắn với phát triển sản phẩm du lịch huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, thị xã Sa Pa. Sưu tầm bảo tồn văn hóa phi vật thể nhóm ngành Mông Trắng huyện Văn Bàn, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa: Dân ca, dân vũ, dân nhạc của người Mông Trắng.
Khôi phục, bảo tồn trang phục của dân tộc có nguy cơ mai một cao dân tộc Tày (ngành Thu Lao); phục dựng bảo tồn di sản múa ngựa giấy dân tộc Nùng tỉnh Lào Cai tại huyện Mường Khương.
Xây dựng mô hình gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn trang sức dân tộc Phù Lá xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà. Tổ chức mở lớp truyền dạy, kỹ năng kỹ thuật cách thức trồng bông, trồng lanh dệt vải, kỹ thuật thuê thùa, trang trí hoa văn, ghép vải của người Hà Nhì và người Giáy.
Việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cơ sở vật chất văn hoá phục vụ phát triển du lịch sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo.