Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 mới qua 11 tháng đã lập kỷ lục mới, vượt qua kỷ lục cũ đã lập trong cả năm 2011 (6,014 triệu lượt người).

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng như sau:

 

 

LƯỢNG KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM (Nghìn lượt người) -
Nguồn: Tổng cục Thống kê

 

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam được nhận diện theo các góc độ khác nhau.

Trước hết, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2012 mới qua 11 tháng đã lập kỷ lục mới, vượt qua kỷ lục cũ đã lập trong cả năm 2011 (6014 nghìn lượt người). So với cùng kỳ năm trước, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm nay đã tăng 11,4%.

Trong điều kiện quốc tế và trong nước như trong năm 2012 này, việc đạt được tốc độ tăng ở mức hai chữ số là kết quả đáng khích lệ và là một trong những kết quả nổi bật trong các ngành, lĩnh vực.

Nếu tháng 12 tới, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cũng đạt được như tháng 11 (656 nghìn lượt người), thì cả năm nay sẽ đạt xấp xỉ 6,7 triệu lượt người, vượt xa kỷ lục cũ và cao hơn nhiều so với các năm trước đó (2010 đạt 5,05 triệu, 2009 đạt 3,75 triệu, 2008 đạt 4,24 triệu, 2007 đạt 4,23 triệu, 2006 đạt 3,58 triệu,…) khi đó, bình quân 100 dân đã có trên 7 lượt khách quốc tế, cao gấp 5 lần năm 1995, gấp 3 lần năm 2000 và gấp đôi năm 2005.

Tăng trưởng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đạt được ở tất cả các mục đích đến với tốc độ tăng khác nhau.

Lượng khách đến du lịch, nghỉ dưỡng tuy tăng tăng thấp hơn tốc độ tăng chung (9,4% so với tăng 11,4%), nhưng lại có số lượng đông nhất (chiếm 60% tổng số). Nếu tháng 12 tới đạt bằng với tháng 11 (400 nghìn lượt người), thì cả năm sẽ đạt 4 triệu lượt người, vượt xa so với kỷ lục 3,65 triệu lượt người của cả năm 2011.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam vì mục đích công việc đứng thứ hai và có tốc độ tăng cao nhất trong các mục đích đến và cao hơn tốc độ tăng chung (tăng 17,1%). Đây là kết quả tích cực, đồng thời cũng là tín hiệu khả quan thể hiện lượng khách quốc tế đến Việt Nam để khảo sát, hoạt động đầu tư, thương mại vẫn được quan tâm bởi tình hình ở Việt Nam đang là thời cơ khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đang giảm sút, việc hợp tác mua lại thuận lợi.

 

Hơn 6 triệu lượt khách quốc tế đến VN trong 11 tháng qua

Thời cơ cũng đến bởi từ năm 2012 Việt Nam mở rộng cửa hơn đối với lĩnh vực thương mại đối với khu vực và đến năm 2017 trở thành nền kinh tế thị trường theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

 

Lượng người về thăm thân nhân đông thứ 3 (chiếm 17,4% tổng số) và có tốc độ tăng cao thứ hai trong các mục đích đến (tăng 15,5%) và cao hơn tốc độ tăng chung. Đối với Việt Nam đây là một ưu thế do có gần 4 triệu Việt kiều và trên 400 nghìn người làm việc ở nước ngoài. Cùng với lượng người về thăm thân nhân thì lượng kiều hối gửi về Việt Nam liên tục tăng lên, khả năm cả năm nay có thể đạt trên 10 tỷ USD, vượt kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 (9 tỷ USD). Nếu tháng 12 tới, lượng người về thăm thân nhân tương đương với tháng 11, thì cả năm nay sẽ đạt 1,16 triệu lượt người, vượt qua kỷ lục đã đạt được vào năm 2011 (1,01 triệu lượt người).

Khách quốc tế đến vì các mục đích khác (ngoài các mục đích trên, như học tập, chữa bệnh,…) có số lượng ít nhất (329 nghìn lượt người) và tăng thấp nhất (3,5%), nếu như tháng 12 tới đạt bằng với tháng 11 thì cả năm nay sẽ đạt khoảng 361 nghìn lượt người cũng vượt đỉnh điểm của năm 2011 (352 nghìn lượt người)

Đạt được các kết quả như trên do nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân quan trọng là Việt Nam là “đất lành chim đậu” bởi có nhiều danh lam thắng cảnh, có sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, có nhiều di tích lịch sử văn hoá, có lòng thân thiện, mến khách,… Việc đầu tư, việc khắc phục những hạn chế bất cập,… đã đẩy mạnh hơn,…

Lượng ngoại tệ thu được từ khách quốc tế đến Việt Nam năm nay có thể đạt kỷ lục mới: tạm tính với 6,7 triệu lượt người với chi tiêu bình quân 1 lượt khách là 1000 USD, thì năm nay sẽ đạt khoảng 6,7 tỷ USD, tăng gần 1,1 tỷ USD so với mức kỷ lục 5,62 tỷ USD của năm 2011.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên