Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ đưa đất nước phát triển ổn định trong giai đoạn mới.

Tổng thống Putin tiến vào buổi lễ nhậm chức trong tiếng vỗ tay chào đón của các đại biểu. (Ảnh: KREMLIN.RU)

Tổng thống Putin tiếp tục đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Nhà nước Nga sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8, diễn ra hồi tháng 3 vừa qua. Tại cuộc bầu cử này, ông Putin đã chiến thắng áp đảo ngay từ vòng đầu tiên, nhận được hơn 87% số phiếu ủng hộ.

Theo giới phân tích, đông đảo cử tri Nga đặt kỳ vọng lớn vào nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, kiên định. Trong bối cảnh nước Nga đối mặt các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan cuộc xung đột tại Ukraine đã bước sang năm thứ ba, người dân Nga tiếp tục đặt niềm tin vào Tổng thống Putin, mong muốn ông sẽ dẫn dắt đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, bảo vệ an ninh quốc gia trước những mối đe dọa từ bên ngoài.

Phát biểu khi tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Putin nhấn mạnh về niềm vinh dự và trách nhiệm trên cương vị người lãnh đạo đất nước và khẳng định số phận của nước Nga sẽ do chính người Nga định đoạt, vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và tương lai. Ông Putin nhấn mạnh, việc bảo tồn các giá trị dân tộc và truyền thống lâu đời là ưu tiên hàng đầu, đồng thời nêu rõ, hệ thống chính trị của Liên bang Nga phải ổn định và bảo đảm duy trì sự phát triển của đất nước trong nhiều thập niên tới. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh an toàn của người dân Nga là trên hết và Nga sẽ vượt qua giai đoạn quan trọng khó khăn này.

Về chính sách đối ngoại, Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga đang và sẽ mở cửa với các quốc gia đối tác, không từ chối đối thoại với các nước phương Tây. Theo ông, trong một thế giới phức tạp, nước Nga cần “tự chủ và cạnh tranh” và hệ thống của nước Nga phải linh hoạt. Nga sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác để hình thành trật tự thế giới đa cực.

Nhà lãnh đạo Nga đứng trước một nhiệm kỳ 6 năm tới với bộn bề công việc để có thể thực thi các mục tiêu vì một nước Nga vững mạnh trước sóng gió đến từ bên ngoài. Ðạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 3,6% trong năm 2023, song nền kinh tế Nga vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro do hàng loạt các biện pháp trừng phạt.

Ngoài những vấn đề phát triển kinh tế, người dân Nga rất quan tâm và hy vọng chính phủ sẽ tìm ra cách thức để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Theo các chuyên gia, ngoài những vấn đề phát triển kinh tế, người dân Nga rất quan tâm và hy vọng chính phủ sẽ tìm ra cách thức để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ðây là hai lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ quốc tế và việc tạo được “cú hích” về phát triển khoa học và công nghệ sẽ giúp nước Nga tiến những bước dài hơn trên con đường phát triển.

Tổng thống Putin đã công bố một loạt các dự án trong nước với các cải cách về giáo dục, phúc lợi và chống đói nghèo, với mục tiêu đưa nền kinh tế Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Ðó là lộ trình phát triển nhất quán của nước Nga. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: “Chúng ta là một dân tộc đoàn kết và vĩ đại, cùng nhau chúng ta sẽ vượt qua mọi trở ngại và hiện thực hóa mọi kế hoạch”.

Các mục tiêu chính trong sắc lệnh của Tổng thống là hỗ trợ gia đình, tạo môi trường sống an toàn và tiện nghi; phát triển tiềm năng con người; môi trường sinh thái tốt đẹp, dẫn đầu về công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý nhà nước và đô thị, cũng như phát triển kinh tế và xã hội.

Một số chỉ tiêu cụ thể trong việc thực hiện các mục tiêu đó gồm có tăng hệ số sinh lên 1,6 vào năm 2030 và 1,8 vào năm 2036, tăng tuổi thọ trung bình lên 78 tuổi vào năm 2030 và 81 tuổi vào năm 2036. Tổng thống Nga cũng đặt nhiệm vụ hạ tỷ lệ nghèo xuống dưới 7% vào năm 2030 và dưới 5% vào năm 2036, trong đó tỷ lệ nghèo của gia đình đông con sẽ phải hạ xuống 12% vào năm 2030 và 8% vào năm 2036. Tổng thống cũng chỉ thị bảo đảm tăng lương lao động tối thiểu gấp hai lần của mức năm 2023 vào năm 2030, hay ít nhất lên 35.000 ruble/tháng (gần 400 USD/tháng).

Trong mục tiêu “Lãnh đạo công nghệ”, Tổng thống Putin đặt mục tiêu đến năm 2030 Nga lọt vào tốp 10 nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển. Ðến năm 2030, ít nhất 70% số các dự án trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo dân gian có tài trợ của nhà nước thúc đẩy và bảo vệ các giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống; tỷ lệ này tăng lên 80% vào năm 2036. Vào năm 2030, ít nhất 80% số các cơ quan kinh tế then chốt sẽ sử dụng phần mềm cơ bản và ứng dụng của Nga trong các hệ thống hỗ trợ các quy trình quản lý và sản xuất...

Tổng thống Putin đã đi qua hành trình dài trên cương vị lãnh đạo quốc gia, chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nước Nga trong suốt chặng đường vừa qua. Ông tuyên bố sẽ làm mọi việc trong khả năng để đáp lại sự tin tưởng của cử tri, nhưng nhấn mạnh rằng, kết quả của nhiệm kỳ 6 năm tới phụ thuộc vào sự đoàn kết dân tộc. Dựa vào cội nguồn sức mạnh là nhân dân, Tổng thống Putin được người Nga tin tưởng trao sứ mệnh tiếp tục phát huy nội lực, giữ vững ổn định và xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...