Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Tháng 6 hằng năm là thời điểm người Mông ở Sa Pa tập trung thu hoạch chàm, chuẩn bị cho mùa dệt vải. Với hầu hết loại cây trồng, trời nắng sẽ thuận lợi để thu hoạch nhưng riêng với cây chàm, người dân thường hái vào ngày mưa, sau đó trồng luôn lứa mới. Thu hoạch chàm là quá trình công phu và vất vả nhưng cũng đầy ắp niềm vui, tiếng cười.

MEITU_20240615_212345751.jpg
Người Mông Sa Pa thường trồng chàm dưới tán rừng ẩm ướt. Nơi trồng chàm thường xa nhà, đi lại vất vả.
MEITU_20240615_212241480.jpg
Mỗi gia đình người Mông thường trồng 200 - 300 m2 cây chàm mới đủ nguyên liệu để dệt vải. Khi thu hoạch chàm, họ thường đi theo cặp vợ chồng, có thể nhờ sự hỗ trợ của họ hàng, làng xóm. Tròn 1 năm sau khi trồng, cây chàm đủ điều kiện để thu hoạch
Trong ảnh: Vợ chồng anh Sùng A Tráng (xã Mường Hoa) tranh thủ trời mưa vào rừng thu hoạch cây chàm.
MEITU_20240615_211758089.jpg
Những người phụ nữ cùng thôn đổi công giúp nhau thu hoạch chàm.
 
MEITU_20240615_210949789.jpg
Cây chàm gắn bó bền chặt với đời sống văn hóa của người Mông Sa Pa. Không cần nhiều kỹ thuật chăm sóc, hầu như người dân chỉ cần làm cỏ trên diện tích trồng chàm.
MEITU_20240615_212030350.jpg
Sau khi thu hoạch, cây chàm được tập kết tại một điểm chuẩn bị cho lên gùi.
MEITU_20240615_211508548.jpg
Đi bộ vượt núi trong điều kiện trời mưa, đường trơn trượt nhưng mỗi phụ nữ vẫn gùi 30 - 50 kg cây chàm. Điều này không thể làm khó họ.
MEITU_20240615_212514294.jpg
Đưa cây chàm về nhà.
 
MEITU_20240615_211913993.jpg
Người phụ nữ Mông này lên rừng hái chàm từ 6 giờ sáng. Bà đang trên đường gùi cây chàm về nhà ở thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa.
IMG_20240615_210636.jpg
Sau khi thu hoạch, cây chàm được cho vào thùng lớn, ngâm với nước 3 ngày 3 đêm.
MEITU_20240615_211646373.jpg
Đến khi cây mục, tạo thành nước màu xanh đen thì bỏ vôi bột vào khuấy kỹ. Khi bột chàm và vôi lắng xuống thì gạn hết nước đi, phần bột dưới đáy thùng được giữ lại, sử dụng cho các lần nhuộm vải. Phụ nữ người Mông có cách bảo quản bột chàm để sử dụng quanh năm. Nghề nhuộm chàm hiện trở thành dịch vụ trải nghiệm trong hầu hết các homestay của người Mông.
 
MEITU_20240615_212135662.jpg
Mỗi gia đình người Mông đều ngâm chàm trong nhiều thùng lớn và quy trình se lanh, dệt vải, may trang phục truyền thống không thể thiếu sắc chàm. Cây chàm chính là minh chứng cho việc làm chủ kỹ thuật nhuộm vải từ nguyên liệu tự nhiên của người Mông Sa Pa. Việc cộng đồng người Mông Sa Pa chú trọng phát triển diện tích cây chàm đã góp phần gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa đậm đà bản sắc.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra Festival “Sa Pa thổ cẩm miền sương mây”

Festival Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 08/11 – 10/11/2024 tại 02 Fansipan, khuôn viên Nhà du lịch Sa Pa, công viên văn hóa thị xã Sa Pa.

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...