Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh (Lào Cai): Sớm giải quyết các vướng mắc về đào tạo lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 17/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV thảo luận tại Hội trường Diên Hồng về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia ý kiến về nội dung này.
202406171007182569_z5546179105263_c03acd37aa062a87b4a83cdac99d84a3.jpg
Đại biểu Lan Anh phát biểu sáng 17/6. Phiên họp được Truyền hình Quốc hội phát trực tiếp.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, công tác giáo dục đào tạo học sinh, sinh viên, người lao động tại vùng dân tộc thiểu số thời gian qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, ban hành và thực hiện nhiều chính sách thiết thực.

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tác động tích cực tới đời sống của Nhân dân, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các tỉnh vùng cao, biên giới, tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn một số vướng mắc.

202406171007182413_z5546170940576_7e80ed8817a41d97f89bbbed7f5c57bf.jpg
Quang cảnh phiên họp sáng 17/6.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh lấy ví dụ, hiện các trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại các huyện (các cơ sở đào tạo) tại các tỉnh thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có chức năng tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, đào tạo thường xuyên theo quy định.

Như tại Lào Cai, có đến 80% số học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số theo học tại các cơ sở giáo dục của tỉnh, giúp đi lại thuận tiện, giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho gia đình, nhất là học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Hiệu quả của Chương trình còn là giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng, thực hiện phân luồng học sinh sau học trung học cơ sở có hiệu quả mà vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho lao động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc đào tạo theo hình thức này còn bổ sung nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng cao.

202406171007182413_z5546171009207_3d3a2502e875862e9e9cf91e52b49b2e.jpg
Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 17/6 tại Hội trường Diên Hồng.

Lợi ích của chính sách là rất rõ ràng, tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang rất thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo. Trong khi ngân sách của địa phương, nhất là khu vực miền núi còn khó khăn, nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Trong khi các cơ sở giáo dục nói trên hiện đang là đối tượng được thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhưng chỉ vì địa điểm của các cơ sở đào tạo không thuộc địa bàn (xã, phường) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nên không thuộc đối tượng thụ hưởng các chính sách của Chương trình.

202406171007182413_z5546170923137_a5eb428832badeb1714865c916742553.jpg
Quang cảnh phiên họp sáng 17/6.

Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đề nghị Chính phủ bổ sung các đối tượng nêu trên vào danh mục, tạo điều kiện để địa phương thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cũng liên quan đến lĩnh vực này, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, hiện các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện đã được sáp nhập và đổi tên thành “Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên” theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ. Đồng thời, tại Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 10/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu cụ thể mục tiêu đến năm 2025 “Hoàn thành sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn cấp huyện”.

Tại Quyết định số 1719/QĐ - TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030 có chỉ rõ về cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

z5546268545002_e4ac2e0decc8336ca3e051ed38aab0e8.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng, việc giải quyết vướng mắc sẽ tạo điều kiện cho các địa phương triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo Thông tư 01/2023/BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các trung tâm, trong đó có nhiệm vụ thực hiện đào tạo người lao động như các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, vì tên gọi chưa đúng nên những trường hợp nêu trên không thuộc đối tượng thụ hưởng dự án được quy định tại Quyết định 1719, bởi vậy, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh đề nghị Chính phủ điều chỉnh đối tượng thực hiện Chương trình theo chức năng, không bắt buộc theo đúng tên gọi.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh cũng cho rằng, việc giải quyết vướng mắc sẽ tạo điều kiện cho các địa phương triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ mà không làm phát sinh nhu cầu vốn tại Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030.

https://baolaocai.vn/dai-bieu-quoc-hoi-nguyen-thi-lan-anh-lao-cai-som-giai-quyet-cac-vuong-mac-ve-dao-tao-lao-dong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-post385490.html

Theo Cao Cường - Thanh Thúy/baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai thăm và làm việc tại Cộng hòa Dominicana

Trong 2 ngày (2 - 3/11), Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Cộng hòa Dominicana.

Đồng chí Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Lào Cai thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Cu-ba

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã đến Cộng hoà Cu-ba ngày 31/10/2024, thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Cu-ba.

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, đề án và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Dưới đây là một số kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay về công tác cán...

3 sản phẩm trà của Lào Cai được trao giải tại cuộc thi "Trà thế giới"

Tỉnh Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu chè Shan tuyết cổ thụ núi Hoàng Liên Sơn - thị xã Sa Pa vừa được nhận giải thưởng cuộc thi "Trà thế giới" AVPA Paris 2024.

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc chú trọng thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm, qua đó xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đảm bảo trật tự xã hội, đẩy lùi thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...