Thách thức từ già hóa dân số

Nhiều quốc gia đang đau đầu ứng phó tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Trong bối cảnh già hóa dân số trở thành một xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu và tác động mạnh đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, các nước đứng trước nhiệm vụ cấp bách đưa ra chính sách thích ứng linh hoạt, tận dụng tốt cơ hội từ xu hướng này để xây dựng xã hội thịnh vượng, phát triển bền vững.

Các cụ bà đang trò chuyện tại tỉnh Kumamoto, Nhật Bản, tháng 4/2018. (Ảnh: Kyodo News)

Các cụ bà đang trò chuyện tại tỉnh Kumamoto, Nhật Bản, tháng 4/2018. (Ảnh: Kyodo News)

Dân số già hóa đang trở thành câu chuyện chung của nhiều quốc gia, từ những nền kinh tế phát triển như Đức, Nhật Bản cho đến những nền kinh tế đang phát triển như Thái Lan, Malaysia... Liên hợp quốc đã xác định, “già hóa dân số” là một xu hướng nổi bật của thế kỷ 21, có tác động sâu rộng đến mọi khía cạnh xã hội. Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), đến năm 2050, số người từ 60 tuổi trở lên trên toàn cầu sẽ chạm mức 2,1 tỷ người.

Cơ quan Thống kê quốc gia (ISTAT) của Italia cho biết, số người cao tuổi ở Italia tăng từ 9,1 triệu người năm 1994 lên 14,1 triệu người vào năm 2023. Còn ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là các quốc gia điển hình của tình trạng dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã khuyến cáo rằng, số người hơn 60 tuổi tại các nước châu Á-Thái Bình Dương dự kiến tăng lên mức 1,2 tỷ người vào năm 2050, do đó, các nước cần có các cải cách chính sách toàn diện để hỗ trợ phúc lợi cho người cao tuổi.

Hàn Quốc từng phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số, khi số dân trong độ tuổi lao động dự kiến giảm gần 10 triệu người tới năm 2044. Xứ sở Kim chi được dự báo trở thành quốc gia dân số già hóa ở mức cao vào năm 2072, với độ tuổi trung bình là 63,4. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh tại nhiều nước giảm rất đa dạng, như do xu hướng kết hôn giảm khi nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm kiếm bạn đời vào thời kỳ đại dịch Covid-19, do thay đổi quan niệm sống và những lo ngại về tài chính…

Không thể phủ nhận rằng, số người cao tuổi gia tăng là minh chứng cho thành tựu về y tế các nước, với hiệu quả của các chương trình chăm sóc sức khỏe được nâng cao, giúp tăng tuổi thọ của người dân. Nhưng hàng loạt vấn đề cũng đặt ra với một nền kinh tế già hóa. Tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa đặt ra mối lo về thiếu hụt trầm trọng nhân lực, là rào cản đối với tiến trình phát triển kinh tế. Dân số già hóa cũng gây áp lực cho hệ thống y tế và phúc lợi xã hội, đòi hỏi sự đầu tư vào trang thiết bị và cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe. Theo chính phủ Nhật Bản, với xu hướng già hóa dân số đang diễn ra ở nước này, chi phí chăm sóc điều dưỡng bình quân đầu người hằng năm ước tính sẽ lên tới 235.000 yen vào năm 2050.

Làm thế nào chủ động đón nhận “cơn sóng già hóa dân số”, trong đó đưa nhóm người cao tuổi trở thành động lực cho sự phát triển xã hội thay vì gánh nặng, là nhiệm vụ quan trọng của các nước. Nhiều nước chú trọng tăng tỷ lệ sinh, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng già hóa nhanh chóng.

Chính phủ Nhật Bản đã thông qua đạo luật yêu cầu các công ty công bố thông tin về việc sử dụng thời gian nghỉ thai sản cùng các biện pháp khác để khuyến khích các ông bố đóng góp nhiều hơn vào việc nhà, qua đó giúp tăng tỷ lệ sinh. Người cao tuổi cũng ngày càng được khuyến khích tiếp tục đóng góp cho xã hội và nền kinh tế tùy theo điều kiện sức khỏe.

Trung Quốc đang triển khai nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy người cao tuổi tham gia các hoạt động vì cộng đồng và xã hội như tuần tra, chăm sóc trẻ em, hỗ trợ người khuyết tật…

Xu hướng già hóa dân số mang lại nhiều thách thức nhưng cũng kèm theo nhiều cơ hội. Với nguồn tri thức và kinh nghiệm quý báu của mình, người cao tuổi hoàn toàn có thể tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội khi các quốc gia có chiến lược bài bản, chủ động thích ứng xu hướng chuyển đổi cấu trúc nhân khẩu học này.

https://nhandan.vn/thach-thuc-tu-gia-hoa-dan-so-post834062.html

Đỗ Quyên (Theo Báo Nhân dân)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...