[Ảnh] Dự án 8 góp phần “cởi trói” cho phụ nữ Hà Nhì

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều tập tục lạc hậu như những “sợi dây trói” khiến cuộc sống rất vất vả. Những năm gần đây, khi nhiều chương trình, dự án được triển khai, đặc biệt là Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động giúp phụ nữ Hà Nhì cởi bỏ những hủ tục, cuộc sống thêm hạnh phúc.

Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều khổ đau do ảnh hưởng của các hủ tục. Đa số phụ nữ Hà Nhì từ nhỏ đã lao động nặng nhọc, không được đi học, phải lấy chồng sớm, không được tham gia các hoạt động xã hội.

 

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” với nhiều hoạt động được triển khai thu hút nhiều chị em phụ nữ Hà Nhì tham gia.

 

Hội Phụ nữ các xã có người Hà Nhì sinh sống như Y Tý, A Lù, Nậm Pung, A Mú Sung thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng, tích cực tổ chức tuyên truyền, thay đổi nhận thức của phụ nữ Hà Nhì về bình đẳng giới, bắt đầu từ những phụ nữ cao tuổi, những phụ nữ có gia đình, sau đó là trẻ em, học sinh nữ.

 

Các xã vùng cao mở nhiều lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội cho những phụ nữ Hà Nhì chưa biết chữ được tới trường học, từ đó biết đọc, biết viết.

 

Không chỉ được đi học chữ, nhiều phụ nữ Hà Nhì đã thay đổi tư duy và nhận thức khi được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại.

 

Phụ nữ dân tộc Hà Nhì ở xã biên giới Y Tý trước đây ít khi được tham gia vào công việc xã hội nhưng nay đã tham gia vào nhiều công việc quan trọng của xã, thôn, bản nơi mình sinh sống, góp phần xây dựng quê hương.

 

Trên vùng cao huyện Bát Xát ngày càng có nhiều phụ nữ Hà Nhì vượt qua hủ tục, học lên đại học, cao đẳng, sau đó tham gia công tác xã hội với các công việc như cán bộ, công chức xã, giáo viên.

 

Phụ nữ Hà Nhì cũng được tham gia các lớp học nghề, trở thành chủ nhân của những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: làm homestay đón khách du lịch, trồng cây ăn quả ôn đới, chăn nuôi gia súc… đem lại cuộc sống ấm no hơn.

 

Các hoạt động của Dự án 8 và các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai giúp phụ nữ Hà Nhì được “cởi trói” khỏi những tập tục lạc hậu, tránh xa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bớt phải lao động nặng nhọc, có đời sống vật chất và tinh thần tốt hơn, ngày càng ấm no, hạnh phúc.

https://baolaocai.vn/anh-du-an-8-gop-phan-coi-troi-cho-phu-nu-ha-nhi-post391046.html

Theo Trần Tuấn Ngọc/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra Festival “Sa Pa thổ cẩm miền sương mây”

Festival Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 08/11 – 10/11/2024 tại 02 Fansipan, khuôn viên Nhà du lịch Sa Pa, công viên văn hóa thị xã Sa Pa.

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...