Lào Cai quan tâm phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới, nằm giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc. Toàn tỉnh có trên 781 nghìn người, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, các dân tộc thiểu số chiếm trên 66,2% dân số toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 138 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; 1.174 thôn, tổ dân phố, trong đó có 605 thôn đặc biệt khó khăn.

Từ năm 2019 đến nay, Trung ương và tỉnh đã dành trên 17.000 tỷ đồng để đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và nâng cao đời sống cho người dân.

Đến nay, 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa mặt nền; 100% thôn, bản có đường tới trung tâm thôn, trong đó trên 70% đã được cứng hóa mặt nền; 100% xã đã có điện lới quốc gia, trong đó tỷ lệ hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia là 97,6%; toàn tỉnh hiện có tổng số 834 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, đảm bảo cấp nước cho 43.960 hộ. Tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96,3%.

Người dân Bản Lầu (Mường Khương) thu hoạch dứa.

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ việc chuyển đổi cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn thâm canh tăng vụ; cung cấp giống mới có năng suất cao, khuyến khích và giúp đỡ đồng bào thay đổi tập quán canh tác từ nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển đa dạng về số lượng, chất lượng. Toàn tỉnh có 296 hợp tác xã, hoạt động của các hợp tác xã đã có nhiều đổi mới và ngày càng có hiệu quả, nội dung hoạt động đã mở rộng từ đơn ngành sang đa ngành; các hợp tác xã hoạt động trong khu vực nông nghiệp đã thể hiện vai trò quan trọng trong ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu thập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng du lịch, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, gắn với bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số. Toàn tỉnh hiện có 11 điểm du lịch cộng đồng được công nhận và 01 khu du lịch Quốc gia; 457 cơ sở lưu trú dịch vụ homestay với trên 1.000 lao động nông thôn tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng; thu nhập trung bình của các hộ làm du lịch cộng đồng homestay/năm khoảng từ 35 - 40 triệu đồng.

Thực hiện tốt những chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng tỷ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số từ 46,3% vào năm 2021 lên 52,8% năm 2023; giúp lao động có việc làm ổn định, có sinh kế để tăng thu nhập.

Triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của toàn tỉnh từ 25,19% năm 2021 xuống còn 14,94% vào năm 2023; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 31,3% xuống còn 18,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 95 triệu đồng/người/năm.

Nghề thủ công truyền thống góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Trong phong trào thi đua thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, đóng góp tài sản, ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới điển hình như hộ gia đình ông Ma Seo Lằng hiến gần 2.650m2 đất thực hiện con đường nối từ thôn Lũng Pô đến trung tâm xã A Mú Sung; hộ gia đình ông Giàng A Hồ ở thôn Nậm Trang, xã Nậm Mả, huyện Văn Bàn đã hiến trên 6.000m2 đất để mở rộng đường nội đồng...

Về giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được quan tâm. Tỉnh có 09 trường phổ thông dân tộc nội trú, 134 trường phổ thông dân tộc bán trú và 98 trường phổ thông có học sinh bán trú; Trong đó, có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; 70 trường PTDTBT đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả thực hiện các mô hình: “Trường bán trú dân nuôi - Lương thực cho em”; “Học sinh bán trú tự quản - Giúp nhau cùng tiến bộ”. Công tác phổ cập được duy trì ở 100% xã, phường, thị trấn; Tỷ lệ học sinh vùng dân tộc thiểu số đến trường luôn được duy trì ở mức cao.

Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, triển khai kịp thời, đầy đủ, hiệu quả các chính sách y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện dân số góp phần nâng cao nhận thức của người dân tộc thiểu số về dân số - kế hoạch hóa gia đình; triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh về công tác dân số.

Công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được chú trọng. Đến nay đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số của tỉnh đã nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cấp tỉnh, huyện là 8.064 người, chiếm 33,6%.

Bên cạnh đó việc nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, tuyên truyền, vận động đồng bào cải tạo tập quán lạc hậu luôn được chú trọng; công tác cải tạo tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào được thực hiện thường xuyên, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, tập trung vào việc vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân.

Thời gian tới, Lào Cai xác định tiếp tục đầu tư, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng khai thác tiềm năng, phát huy hiệu quả lợi thế về tự nhiên, vị thế trung tâm vùng. Bảo vệ môi trường và không gian sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Giảm dần khoảng cách chênh lệch về mức thu nhập giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, chú trọng thu hút các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số./.

Hà Phương

Tin Liên Quan

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, đề án và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Dưới đây là một số kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay về công tác cán...

3 sản phẩm trà của Lào Cai được trao giải tại cuộc thi "Trà thế giới"

Tỉnh Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu chè Shan tuyết cổ thụ núi Hoàng Liên Sơn - thị xã Sa Pa vừa được nhận giải thưởng cuộc thi "Trà thế giới" AVPA Paris 2024.

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc chú trọng thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm, qua đó xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đảm bảo trật tự xã hội, đẩy lùi thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...

Hỗ trợ người dân và học sinh bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

Ngày 04/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp với Đoàn Ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Cần Đước, tỉnh Long An tổ chức chương trình hỗ trợ người dân bị thiệt hại nặng về người và tài sản do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) tại huyện Bảo Yên và huyện Bảo Thắng.

Thống nhất Kế hoạch tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung-Việt năm 2024

Sáng 5/11, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc họp thống nhất nội dung Kế hoạch tham gia và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung-Việt (Hồng Hà) năm 2024. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì.

Hội đàm công tác công đoàn năm 2024

Sáng 4/11, tại tỉnh Lào Cai, Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Tổng Công hội tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức hội đàm công tác công đoàn năm 2024.