Động lực tài chính cho nỗ lực cải thiện y tế toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo nhận được gần 700 triệu USD cam kết tài trợ mới, cùng 300 triệu USD tái cam kết từ các quốc gia và tổ chức tại Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra từ ngày 13 đến 15/10, tại Berlin (Ðức). Khoản hỗ trợ này mang lại động lực lớn cho nỗ lực cải thiện y tế toàn cầu của WHO. Nguồn tài trợ này nằm trong khuôn khổ cơ chế tài chính mới được WHO khởi động từ tháng 5 vừa qua, với mục tiêu huy động hàng tỷ USD cho ngân sách đến năm 2028.

Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra tại Berlin, Ðức.

Hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra tại Berlin, Ðức.

Cơ chế mới giúp WHO triển khai nguồn lực nhanh hơn và linh hoạt hơn, từ đó gia tăng khả năng cứu sống nhiều người dân trong các tình huống khẩn cấp. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Chúng tôi hiểu rằng lời kêu gọi này được đưa ra vào thời điểm các quốc gia phải giải quyết nhiều ưu tiên, trong khi nguồn lực hạn hẹp. Tôi kêu gọi tất cả quốc gia thành viên và các đối tác cùng chung tay. Mọi đóng góp, dù lớn hay nhỏ, đều quý báu”.

Tại hội nghị, Thủ tướng Ðức Olaf Scholz cam kết tài trợ gần 400 triệu USD trong vòng bốn năm tới, trong đó có hơn 260 triệu USD từ các khoản đóng góp tự nguyện mới. Ông Scholz khẳng định, những hoạt động của WHO mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một nguồn tài chính bền vững, giúp WHO chủ động lập kế hoạch dài hạn và ứng phó linh hoạt với các thách thức y tế.

Ngoài Ðức, nhiều quốc gia và tổ chức khác cũng đưa ra cam kết tài trợ, bao gồm 16 quốc gia châu Phi. Những đóng góp này không chỉ là sự hỗ trợ tài chính mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong đối phó các khủng hoảng y tế toàn cầu.

Cho đến nay, WHO chủ yếu dựa vào cam kết tài trợ từ 194 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các khoản tài trợ này thường bị ràng buộc vào những dự án cụ thể, với nhiều điều kiện và thời hạn ngắn, gây khó khăn cho việc triển khai dài hạn. Cơ chế tài chính mới của WHO đặt mục tiêu huy động 7 tỷ USD trong tổng ngân sách 11,1 tỷ USD cho giai đoạn 2024-2028, giúp tổ chức này có thêm nguồn lực để đối phó hiệu quả với các khủng hoảng. WHO dự kiến sẽ tiếp tục kêu gọi đóng góp thêm tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tháng 11 tới tại Brazil, mở ra cơ hội mới để củng cố tài chính và bảo đảm khả năng phản ứng nhanh trong tương lai.

https://nhandan.vn/dong-luc-tai-chinh-cho-no-luc-cai-thien-y-te-toan-cau-post836938.html

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...