Chung sức đồng lòng vì lợi ích của đất nước và dân tộc

Trải qua 94 năm hình thành và phát triển, những kết quả đã đạt được trong thực tiễn tiếp tục khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với vai trò là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tổ chức nòng cốt trong phát huy truyền thống, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; cầu nối quan trọng của Ðảng, chính quyền với nhân dân; phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong đời sống xã hội; đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Với chủ đề "Ðoàn kết-Dân chủ-Ðổi mới-Sáng tạo-Phát triển", Ðại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Mặt trận) lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra từ ngày 16-18/10 tại Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra và thành công tốt đẹp. 1.052 đại biểu, đại diện cho các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang, người Việt Nam ở nước ngoài và cán bộ Mặt trận các cấp đã về tham dự Ðại hội.

Ðại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X là sự kiện chính trị-xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Thế nhưng với dã tâm không ngừng chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch lập tức lợi dụng sự kiện này để đăng tải thông tin thiếu chính xác, tuyên truyền các luận điệu hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngay trong ngày khai mạc Ðại hội, trên trang facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân đã đăng tải nội dung sai sự thật về vai trò của Mặt trận trong công tác cứu trợ, giúp đỡ các gia đình chịu thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra. Ðiều đáng nói là tổ chức này đã dựng chuyện lố bịch rằng hơn 2.000 tỷ đồng được nhân dân cả nước chuyển vào tài khoản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với mong muốn hỗ trợ tối đa cho người dân vùng lũ song "chẳng ai có thể biết được số tiền này là chi cho lãnh đạo, chính quyền tỉnh, hay đi đâu về đâu. Số tiền còn lại đến giờ hơn một tháng trời vẫn "bặt vô âm tín", không biết đã được gửi lấy lãi ở ngân hàng nào". Hay như có đối tượng bịa đặt rằng, Mặt trận "tận dụng thiên tai để làm giàu cho hệ thống lãnh đạo, cố gắng moi móc tiền bạc nhân dân càng nhiều càng tốt".

Không khó để nhận ra dã tâm của các thế lực thù địch đó là nhằm gây mất niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, từ đó chia rẽ người dân với chính quyền và tổ chức Mặt trận, thừa cơ hội đó để dễ bề lôi kéo, dẫn dắt, điều khiển những người nhẹ dạ, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết để phục vụ cho những âm mưu đen tối.

Thực tế cho thấy, trong việc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 diễn ra vào đầu tháng 9 vừa qua, Mặt trận Tổ quốc đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhằm kịp thời hỗ trợ "cao nhất, nhanh nhất" cho các gia đình bị thiệt hại do bão, lụt, ngay trong chiều 10/9, Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão gây ra.

Cũng trong ngày, căn cứ tình hình thiệt hại và điều kiện thực tế của các địa phương, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương thống nhất hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão với tổng số tiền 380 tỷ đồng.

Những ngày sau đó những chuyến xe chở nhu yếu phẩm của các đoàn thiện nguyện khắp cả nước đã kịp thời có mặt tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão lũ, lở đất để trợ giúp đồng bào.

10 ngày sau khi ra lời kêu gọi, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp nhận số tiền ủng hộ hơn 1.628 tỷ đồng. Từ số tiền tiếp nhận được Ban Vận động Cứu trợ Trung ương đã phân bổ 1.035 tỷ đồng tới 26 địa phương thụ hưởng.

Trước đó, thời điểm dịch Covid-19 hoành hành trên cả nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ, cuộc sống của nhiều gia đình bị đảo lộn và lâm vào hoàn cảnh khó khăn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc.

Cụ thể, Mặt trận đã phát huy vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống dịch, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, huy động được các nguồn lực đóng góp lớn trong xã hội, tổ chức tiếp nhận và phối hợp phân bổ các nguồn lực ủng hộ công tác phòng, chống dịch đúng lúc, đúng địa chỉ; quan tâm thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời các gia đình gặp khó khăn với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau".

Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, sự chung tay của đồng bào ta mỗi khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh là rất quý báu, qua đó tiếp tục khơi dậy lòng tự hào dân tộc và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng.

Những sự việc nêu trên chỉ mới diễn ra chưa lâu, hoàn toàn có thể kiểm chứng vậy nhưng đã bị các thế lực thù địch ngang nhiên xuyên tạc với dụng ý xấu xa. Không dừng lại ở đó, các đối tượng chống phá ra rả tuyên truyền các luận điệu hòng phủ nhận vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như việc cho rằng "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tác nhân của nguyên tắc phản dân chủ"; là "bình phong cây cảnh"; "hoạt động chỉ là hình thức, kém hiệu quả"… Từ đó các đối tượng đòi "xóa bỏ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vì không có đóng góp gì cho xã hội".

Lịch sử đã chứng minh sự ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là yêu cầu có tính tất yếu và cũng là lựa chọn, mong mỏi của các tầng lớp nhân dân, với mục tiêu vì lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Ngày 3/2/1930 Ðảng Cộng sản Việt Nam ra đời thì đến ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Ðảng đã ra Chỉ thị về việc thành lập Hội Phản đế đồng minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ðến đầu năm 1977, Ðại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất đã diễn ra từ ngày 31/1 đến ngày 4/2, quyết định thống nhất ba tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có nhiều cải tiến cách thức tổ chức và vận động nhân dân, trên cơ sở góp phần quan trọng cùng với Ðảng và Nhà nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia tạo dựng và phát triển các phong trào thi đua yêu nước; các cuộc vận động góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tham gia giám sát và phản biện xã hội, tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ động đối thoại, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc, tôn giáo; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tới Ðảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan. Tiêu biểu như thời gian qua, trong hoạt động góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; các văn kiện trình đại hội đảng bộ các cấp đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ động phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong xã hội, trên cơ sở đó kịp thời kiến nghị với Ðảng và Nhà nước nhiều nội dung quan trọng, góp phần hoạch định đường lối, chủ trương của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Ðảng và Nhà nước.

Trải qua 94 năm hình thành và phát triển, dù với những tên gọi khác nhau song Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng luôn phát huy vai trò, vị trí của mình, là trung tâm tập hợp các tầng lớp nhân dân tạo thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc để hoàn thành những mục tiêu cách mạng do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nằm trong âm mưu "diễn biến hòa bình", thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nhằm làm suy yếu nước ta, làm chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, do đó đòi hỏi cần kịp thời nhận diện, cũng như kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ.

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên