Thực hiện Khung triển khai dịch vụ công trực tuyến

Nhằm đạt được các mục tiêu về phát triển dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Khung triển khai dịch vụ công trục tuyến để hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

 

 Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Lào Cai

 

Mục tiêu

- Đến hết năm 2024:

+ Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 70%.

+ Đối với các địa phương: đạt tối thiểu 30%.

- Đến hết năm 2025:

+ Đối với các bộ, ngành: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt tối thiểu 85%.

+ Đối với các địa phương: đạt tối thiểu 70%.

 

 

Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Để đạt các mục tiêu đề ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương  quyết liệt triển khai các giải pháp để phổ cập dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp, đó là:

Tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính, gồm: Rà soát, tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính. Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, cơ chế, chính sách để đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến, trọng tâm là: Văn bản giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tới người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị thuộc bộ, tỉnh; Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công có chính sách hỗ trợ chi phí chuyển phát kết quả khi người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ cho Tổ công nghệ số cộng đồng trong các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích người dân sử dụng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, gồm: Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng quy định pháp luật. Triển khai các ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động.

Phát triển hạ tầng số, gồm: Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến để bảo đảm hạ tầng phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước, đặc biệt là phục vụ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính. Phát triển hạ tầng truy cập băng rộng cho người dân, phổ cập điện thoại thông minh, chữ ký số công cộng đối với người dân trưởng thành.

Xây dựng Kho dữ liệu số, gồm: Số hóa, tạo lập kho dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính; kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân. Phát triển cơ sở dữ liệu các cấp và kết nối, chia sẻ hiệu quả. Trong đó việc số hóa thông tin, dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm 100% hồ sơ, kết quả mới luôn luôn được số hóa ngay khi tiếp nhận, xử lý, giải quyết. Tiếp tục đẩy nhanh số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực để đến năm 2025 đạt mục tiêu số hóa 100% kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực theo quy định. Áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.

Đào tạo nhân lực số, gồm: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức với 48 khoá học trực tuyến cho công chức, viên chức và nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng số sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho người dân

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng, gồm: Thường xuyên rà soát, hoàn thành việc xác định, phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt đối với 100% hệ thống thông tin đang vận hành. Bảo đảm 100% hệ thống thông tin đang trong quá trình thiết kế, xây dựng, nâng cấp, mở rộng trước khi đưa vào vận hành, khai thác phải được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt. Định kỳ tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá tuân thủ các quy định, giám sát việc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong phạm vi quản lý, tối thiểu 01 lần/01 năm; đối với hệ thống thông tin cấp độ 5, tối thiểu 06 tháng/01 lần. Triển khai diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng: Mỗi năm tổ chức tối thiểu 01 cuộc diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng.

Thực hiện đo lường, giám sát trực tuyến, gồm: Triển khai các giải pháp để người dân có thể giám sát việc xử lý hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, bảo đảm tối thiểu một trong ba phương thức trao đổi thông tin, trạng thái về hồ sơ điện tử giữa người dân gồm: email, SMS và thông báo trên Cổng dịch vụ công. Thực hiện chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

24 danh mục dữ liệu đã sẵn sàng kết nối, chia sẻ trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP)

Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam).

Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia (phân hệ tập trung tại Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức (Bộ Nội vụ).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá (Bộ Tài chính).

Cơ sở dữ liệu đăng kiểm phương tiện (Bộ Giao thông vận tải).

Cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe (Bộ Giao thông vận tải).

Hệ thống cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Bộ Tư pháp).

Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch (Bộ Tư pháp).

Hệ thống cấp mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Bộ Tài chính).

Hệ thống thông tin quản lý danh mục điện tử dùng chung của các cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông).

Cổng liên thông TNMT-Thuế (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Hệ thống quản lý giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải).

Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến Thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua do Bộ Xây dựng triển khai và vận hành.

Hệ thống Đăng ký, giải quyết chính sách trợ giúp xã hội trực tuyến và rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu về trợ giúp xã hội.

Hệ thống danh mục điện tử dùng chung của Bộ Tài chính.

Hệ thống danh mục dùng chung của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hệ thống phục vụ dịch vụ công của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.

Hệ thống mã bưu chính Vpostcode (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam).

Hệ thống dịch vụ, tiện ích của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hệ thống định danh và xác thực điện tử (Bộ Công an).

Hệ thống thông tin nguồn Trung ương.

VneID - Ứng dụng định danh điện tử 

 

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi, trong phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, lấy người dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ. Với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến đã đạt được các kết quả quan trọng, 81% thủ tục hành chính được triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, 55,5%3 thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 43% hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến toàn trình. Nhiều mô hình, cách làm hay về cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã mang lại hiệu quả, nên được tham khảo, nhân rộng.

 

Thu Hương

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên