Bảy vấn đề tác động đến nhà đầu tư quốc tế năm 2013

“Vách đá tài chính” của Mỹ và cuộc khủng hoảng trong khu vực đồng Euro luôn ngự trị trong tâm trí các nhà đầu tư trong suốt năm 2012 và đó cũng là nguyên nhân khiến họ quên đi nhiều nguy cơ khác có thể tác động mạnh mẽ đến thị trường và nền kinh tế toàn cầu.
 
 Ảnh minh họa.
Theo Kate Moore, Michael Hartnett, Bowler Benjamin và Swathi Putcha, các chiến lược gia của Ngân hàng Mỹ (BoA), 7 vấn đề có thể xảy ra trong năm 2013 và sẽ có những tác động khác nhau buộc các nhà đầu tư phải quan tâm chú ý nhiều hơn.

1. Sự phục hồi tăng trưởng kinh tế ở châu Âu, nếu xảy ra, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất đó là các cổ phiếu công nghệ cao của Mỹ, các khoản nợ ngoại vi khu vực đồng Euro, các ngân hàng châu Âu. Trong khi đó các cổ phiếu của Đức và đồng Franc của Thụy Sĩ sẽ giảm giá. Trên thực tế, không có nhiều những kỳ vọng cho sự tăng trưởng trở lại của châu Âu trong năm 2013, tuy nhiên các chiến lược gia của BoA nói rằng “vẫn có khả năng và khả năng đó hoàn toàn có thể xảy ra”.

2. Cuộc khủng hoảng tài sản thế chấp của Wall Street tăng lên sẽ giúp trái phiếu ngắn hạn của kho bạc Mỹ hưởng lợi, trong khi cổ phiếu của các ngân hàng và các cổ phiếu vốn hóa nhỏ sẽ giảm giá nghiêm trọng.

3. Thị trường việc làm Mỹ tăng trưởng sẽ thúc đẩy đáng kể cho thị trường cổ phiếu của các ngân hàng, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ và làm tăng giá trị cổ phiếu ở các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, các cổ phiếu vàng, cổ phiếu của các công ty danh tiếng và trái phiếu sẽ giảm mạnh.

4. Đồng Nhân dân tệ được định giá cao hơn thì hưởng lợi nhiều nhất sẽ là những người đang mắc nợ và cổ phiếu kim loại quý. Trong khi đó chịu tổn thất sẽ là người tiêu dùng ở các thị trường mới nổi và thị trường tiền tệ châu Á.

5. Sự bùng nổ bong bóng trái phiếu sẽ khiến cho cổ phiếu Vàng, đồng Franc của Thụy Sĩ và các loại tiền mặt tăng. Trong khi các trái phiếu có năng suất cao, các loại thế chấp được đảm bảo, đầu tư và giao dịch bất động sản (REITs, MLPs) sẽ bị thiệt hại đáng kể.

6. Xung đột gia tăng làm gián đoạn hoàn toàn nguồn cung cấp dầu mỏ từ Iran thì những đối tượng hưởng lợi sẽ là trái phiếu kho bạc Mỹ, Nga, Brazil, các thị trường năng lượng và trái phiếu. Ngược lại cổ phiếu của các hãng hàng không và ô tô sẽ suy giảm mạnh.

7. Mỹ mất lợi thế về năng lượng thì các nhà sản xuất hydrocarbon quốc tế, năng lượng thay thế sẽ được hưởng lợi, trong khi hầu hết các nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng khí đốt của Mỹ đều chịu tổn thất lớn.

Theo các chiến lược gia của BoA, chi phí năng lượng có thể sẽ tăng lên và thị trường chứng khoán Mỹ có thể sẽ phải chịu những tổn thất bởi một trong những lợi thế cơ cấu của khu vực sẽ mất đi. Người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ chịu sự phụ thuộc nhiều vào chi phí năng lượng sẽ là những người đầu tiên cảm nhận được những khó khăn khi chi phí năng lượng cao hơn./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...