Thủ tướng Đức tới Na Uy tìm kiếm nguồn cung thay thế điện hạt nhân

Ngày 20/2, Thủ tướng Đức - bà Angela Merkel đã tới Oslo thăm Na Uy trong chuyến công du nhằm tìm kiếm nguồn cung thay cho các nhà máy điện hạt nhân nước này cũng như để giải bài toán giảm 35% lượng khí thải CO2 vào năm 2020 của Berlin.
 
Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP). 
Bà Merkel đã có cuộc hội đàm kín với Thủ tướng nước chủ nhà - ông Jens Stoltenberg để thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng cũng như tình hình kinh tế hiện nay của Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu trong buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Stoltenberg khẳng định Đức vẫn là đối tác lớn cũng như một trong những khách hàng chính tiêu thụ khí đốt của Na Uy ở châu Âu. Ông đánh giá cuộc hội đàm mang tính xây dựng, xoay quanh một loạt vấn đề, đặc biệt là năng lượng khi mà khí đốt và thủy điện của Na Uy có vai trò quan trọng trong việc thực thi các nhiệm vụ mà Đức theo đuổi cũng như trong các lĩnh vực an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng Na Uy lưu ý rằng trong tương lai gần, Na Uy sẽ lắp đặt tuyến cáp ngầm dưới biển để chuyển tải thêm điện năng “sạch” của Na Uy cho Đức. Nước này cũng có kế hoạch tăng nâng cấp và tăng công suất của các trạm trung chuyển khí đốt của Na Uy cũng cấp cho Đức. Theo ông, khí đốt Na Uy hiện chiếm 30% tổng lượng khí đốt cung cấp cho Đức song tiềm năng tiêu thụ tại nước này vẫn rất lớn khi Berlin có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.

Đề cập tới cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại EU, Thủ tướng Na Uy, nước không phải là thành viên EU cho rằng, nguy cơ một nước thành viên rời khỏi EU hoặc vỡ nợ đã giảm đáng kể. Cuộc khủng hoảng kinh tế tại EU đã chuyển từ lĩnh vực tài chính ngân hàng sang khu vực lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại EU đang tăng lên trong khi kinh tế không tăng trưởng. Lãnh đạo hai nước tin rằng tất cả các nước thành viên EU đều cần tìm cách giải quyết các vấn đề hiện tại.

Ngoài ra, hai thủ tướng cũng thảo luận các vấn đề thời sự quốc tế cùng quan tâm như tình hình tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như chủ đề khai thác tài nguyên tại Bắc Cực./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...