Trưng bày tôn vinh di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam

Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Phật giáo Việt Nam" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức đã chính thức khai mạc ngày 25/2 tại Hà Nội. Trưng bày đặc sắc này góp phần giới thiệu đến công chúng gần 200 tài liệu, hiện vật có niên đại từ đầu công nguyên tới thời Nguyễn gồm tranh, tượng Phật, trang trí kiến trúc chùa tháp, đồ thờ cúng, nhạc khí...Qua đó, khái quát những nét đặc trưng và giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy và tôn vinh văn hóa dân tộc.



Tượng Bồ Tát Quan Âm bằng gỗ, được sơn son thếp
vàng từ thời nhà Mạc được trưng bày (ảnh: báo Công an)

Gần 200 tài liệu, hiện vật dược trưng bày, giới thiệu theo các nội dung thể hiện sự hình thành phát triển của Phật giáo nước ta từ 10 thế kỷ đầu công nguyên; thời Lý - Trần; thời Lê sơ- Mạc; thời Lê Trung Hưng- Tây Sơn và thời Nguyễn. Nội dung đầu tiên trưng bày các tài liệu, hiện vật thể hiện sự hình thành, phát triển của Phật giáo Việt Nam từ thời khởi nguyên tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu, lan tỏa ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ và văn hóa Phật giáo ở vùng Champa cổ đại ở miền Trung, văn hóa Óc Eo ở miền Nam. Phần trưng bày di sản văn hóa Phật giáo Lý - Trần thể hiện sự phát triển rực rỡ, được coi là quốc giáo của Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, ở giai đoạn này, ngoài các thiền phái du nhập vào Việt Nam trước đó, có một dòng thiền Việt Nam đã xuất hiện là thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm mang ý nghĩa lớn về tính độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Thời kỳ này, chùa chiền mọc lên ở khắp nơi, trong đó có nhiều ngôi chùa quốc tự như chùa Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích, chùa Thầy, chùa Phổ Minh, chùa Bối Khê...
Sau thời Lý -Trần, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và là nền tảng để xây dựng mọi thể chế chính trị, xã hội. Đạo Phật với sức sống mãnh liệt vẫn được các tầng lớp nhân dân ta tin theo. Thời Lê sơ, dấu tích mỹ thuật Phật giáo hiện tồn rất ít nhưng đến thời Mạc đã có dấu hiệu phục hưng với hàng trăm công trình chùa tháp được tu sửa, làm mới. Đến thời Lê Trung Hưng- Tây Sơn thì ngày càng có nhiều ngôi chùa được trùng tu, xây dựng mới, trong đó có nhiều kiệt tác điêu khắc. Đặc biệt, trong phần trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu tới công chúng một bảo vật quốc gia đặc biệt là chiếc trống đồng Cảnh Thịnh bằng đồng, đúc vào thời Tây Sơn 1800. Ngoài giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu phản ánh trình độ tư duy, sáng tạo, quan niệm nhân sinh, nghệ thuật thời Tây Sơn, trống đồng Cảnh Thịnh còn cho thấy sự bảo tồn, lưu giữ truyền thống đúc, sử dụng trống đồng là biểu tượng linh thiêng của người Việt cổ từ hàng ngàn năm trước đó. Phật giáo thời Nguyễn đã để lại cho dân tộc ta một khối di sản văn hóa khổng lồ với hàng ngàn ngôi chùa kéo dài từ Bắc tới Nam được trùng tu, hàng loạt bộ kinh phật được in khắc; nhiều bộ tranh thờ Phật giáo bằng nhiều chất liệu...
Trưng bày chuyên đề "Văn hóa Phật giáo Việt Nam" diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (25 Tông Đản, Hà Nội đến hết tháng 8/2013 để đông đảo công chúng trong và ngoài nước cùng thưởng thức./.
 
Theo dangcongsan.vn

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên