Tổng thống Mỹ Barack Obama ký lệnh cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách

Ngày 2/3, một ngày sau khi quy trách nhiệm cho phe Cộng hòa tại Quốc hội, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký sắc lệnh cắt giảm 85 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013. Đây là một chương trình cắt giảm tự động chiểu theo thỏa thuận năm 2011, trong đó quy định nếu Nhà Trắng và Quốc hội không nhất trí được với nhau về các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách thì ngân sách liên bang hằng năm sẽ tự động bị cắt giảm.
 
Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định việc để ngân sách bị tự động cắt giảm là không thể chấp nhận được vì nó không chỉ gây tổn hại tới cuộc sống của người lao động mà còn có nguy cơ làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington ngày 1/3. (Nguồn: AFP/TTXVN).

Ông Obama cho rằng nguyên nhân dẫn tới việc ngân sách liên bang tài khóa 2013 bị cắt giảm 85 tỷ USD là do phe Cộng hòa tại Quốc hội coi trọng việc bảo vệ chính sách ưu đãi thuế khóa cho thiểu số những người giàu có và những người nhiều quyền lực hơn việc bảo vệ lợi ích của các binh lính, tầng lớp trung lưu và các gia đình có thu nhập thấp.

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, phải mất nhiều tuần lễ nữa mới cảm nhận rõ quy mô tác động của khoản cắt giảm hơn 85 tỷ USD. Một số ảnh hưởng ban đầu đã xuất hiện như việc một số cơ quan của Chính phủ liên bang đã bắt đầu ngưng tuyển dụng nhân viên và cắt giảm chi tiêu cho nhiều chương trình và dự án để khỏi phải yêu cầu nhân viên nghỉ việc không lương. Một số người làm việc cho Chính phủ nói rằng họ đã chuẩn bị cho khả năng lương bổng bị cắt giảm.

Theo các chuyên gia kinh tế, khi các khoản cắt giảm được thực hiện đầy đủ, những gia đình nghèo và những người thất nghiệp sẽ không còn nhận được các khoản phúc lợi xã hội. Các cửa hàng có thể đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực vì số nhân viên kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bị giãn việc. Việc vận chuyển hàng hóa có thể bị chậm lại và mức cầu hàng nhập khẩu sẽ giảm, ảnh hưởng tới các đối tác thương mại của Mỹ.

Thăm dò dư luận ngày 28/2 của tổ chức Gallup cho biết, đa số người Mỹ quy trách nhiệm cho phe Cộng hòa chứ không phải Nhà Trắng và phe Dân chủ trong vấn đề bế tắc kéo dài nhiều năm qua này. Có 56% lo ngại việc cắt giảm tự động sẽ làm tổn hại tới nền kinh tế.

Với mức đồng loạt cắt giảm 9%, trong 85,4 tỷ USD ngân sách tài khóa 2013 bị cắt giảm, ngân sách của Lầu Năm Góc bị cắt giảm nhiều nhất, tới 42,7 tỷ USD; tiếp đến là quỹ chăm sóc y tế 9,9 tỷ USD; Bộ Giáo dục 2,8 tỷ USD; Viện Y tế Quốc gia 1,6 tỷ USD; Cơ quan hàng không dân dụng (FAA) 600 triệu USD; Trung tâm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh 323 triệu USD; Quỹ cứu trợ thảm họa 375 triệu USD./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...