Thay đổi cách tiếp cận về nông nghiệp

Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới, các chuyên gia quốc tế đều nhận định, vai trò và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp thể hiện rất rõ vào những thời điểm khó khăn của nền kinh tế nước nhà, như khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 kéo dài đến nay. Nhà nước cũng nhận định, nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế và an sinh xã hội.
Chuyên gia về lợi thế cạnh tranh quốc gia Đại học Harvard (Mỹ) Michael Porter cho rằng, hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam thể hiện bằng chỉ số ICOR cao hơn hẳn so với các ngành khác. Điều này giải thích vì sao nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất xuất siêu trong thương mại, năm 2012 là 10,6 tỷ USD, không chỉ giúp cả nước giảm thiểu rủi ro trong đà suy thoái kinh tế, mà còn khẳng định vị thế Việt Nam trên thế giới.


Hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam thể hiện bằng chỉ số ICOR cao hơn hẳn so với các ngành khác

Và những người viết nên câu chuyện thần kỳ trong sản xuất nông nghiệp chính là bà con nông dân.

Thế nhưng, bản thân ngành nông nghiệp và nông dân tồn tại những hạn chế cơ bản: Chủ thể chính tạo nên sự thần kỳ với hơn 10 triệu hộ nông nghiệp vẫn sản xuất nhỏ lẻ, không quá 0,6ha đất/hộ, khó có thể áp dụng cơ giới vào sản xuất để tạo ra khối lượng hàng hóa chất lượng đồng đều; sản xuất trong bối cảnh gặp rủi ro về dịch bệnh, thị trường, thiên tai và hiện nay thêm yếu tố biến đổi khí hậu. Tổn thất sau thu hoạch lớn so với các nước trong khu vực. Công nghiệp chế biến vẫn chưa phát triển tương xứng nên các sản phẩm nông nghiệp đa phần có giá trị gia tăng thấp. Xuất khẩu nguyên liệu thô hay sơ chế đồng nghĩa với việc tự làm thất thoát giá trị nông sản.

Nhưng điều đáng nói hơn, tỷ lệ đầu tư trở lại cho nông nghiệp chưa tương xứng và giảm dần.

Cách đây 10 năm, tỷ lệ đầu tư xã hội cho nông nghiệp nông thôn chiếm 13,8%, mấy năm nay chỉ còn 5%-6%. Đầu tư cho khoa học nông nghiệp trung bình 30 triệu USD/năm, tương đương kinh phí hoạt động cho một viện nghiên cứu ở Thái Lan. Phát triển nông nghiệp được ghi nhận là nhờ đầu tư vốn chiếm 53%, đầu tư lao động chiếm 19%, trong khi đầu tư cho khoa học chỉ chiếm 28% thay vì 40% như các nước.


Nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất xuất siêu trong thương mại, năm 2012 là 10,6 tỷ USD, không chỉ giúp cả nước giảm thiểu rủi ro trong đà suy thoái kinh tế, mà còn khẳng định vị thế Việt Nam trên thế giới
 
TS Nguyễn Văn Bộ, Giám đốc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), từng đề nghị Chính phủ trích 1% kim ngạch xuất khẩu nông sản (kim ngạch năm 2012 là 27,5 tỷ USD), có nghĩa là 275 triệu USD dành cho nghiên cứu khoa học, tức là gấp 8 lần hiện nay.

Ai cũng thấy vai trò và tác động tích cực của đầu tư nước ngoài (FDI) trong phát triển kinh tế, nhưng FDI trong nông nghiệp giảm dần, năm 2007 chiếm 8% trong tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng năm 2012 chỉ còn 0,77%. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như chính sách về thuế, thuê đất, hỗ trợ đào tạo, công nghệ, tư vấn… chưa đủ hấp dẫn doanh nghiệp. Đầu tư vào nông nghiệp không được tạo điều kiện thuận lợi như công nghiệp, dịch vụ nên tổng vốn đầu tư doanh nghiệp nông nghiệp chiếm chưa tới 1% tổng vốn doanh nghiệp cả nước.

Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp chưa xứng với vai trò và vị trí vốn có của ngành này. Phải chăng vì vậy mà tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp giảm dần, giai đoạn 1995-2000 đạt 4%/năm, giai đoạn 2006-2010 còn 3,3%/năm. Năm 2012 xuống còn 2,7%!


Đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng, là một nguên nhân khiến tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp giảm dần, giai đoạn 1995-2000 đạt 4%/năm, giai đoạn 2006-2010 còn 3,3%/năm. Năm 2012 xuống còn 2,7%

Để duy trì tốc độ phát triển nông nghiệp và vùng nông thôn cần có sự điều chỉnh toàn diện, khắc phục cho được tình trạng sản xuất manh mún. Cần thay đổi cách tiếp cận, thay đổi tư duy, quan tâm nhiều hơn tới lợi ích, hạnh phúc của bà con nông dân. Nhà nước tác động để nông dân, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội cùng phối hợp tháo gỡ vướng mắc trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, kinh doanh và thị trường. Công cụ và phương tiện hữu hiệu nhất vẫn là cơ chế chính sách và việc quản lý điều hành của Nhà nước. Phải tạo ra được sự hấp dẫn thực sự đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Để thu hút nhà đầu tư vào nông nghiệp, nhất là người nước ngoài, các địa phương cần tạo ra những vùng đất nông nghiệp hàng ngàn hécta cho từng loại cây trồng, vật nuôi, được xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh như khu công nghiệp nông nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài mạnh dạn vào thuê với công nghệ tiên tiến và giống tốt nhất mới tạo ra lợi nhuận tối đa. Nhờ đó, công nhân nông nghiệp được nâng cao kỹ năng, chất xám. Nước nhà có thêm bộ giống mới, phương pháp cải tạo đất, nhà nước thu thuế nhờ sản xuất phát triển.

Như vậy, để nông nghiệp thực sự xứng đáng với vai trò của nó, rất cần thay đổi cách nhìn, cách tiếp cận và đầu tư vào một lĩnh vực rất quan trọng này.
 
(Theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên