Mặt hàng xuất khẩu giàu tiềm năng

Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay, có một mặt hàng mới/công nghệ cao mới xuất hiện mấy năm nay, nhưng đã nhanh chóng vượt lên đứng hàng thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu - đó là điện thoại các loại và linh kiện.
 

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐIỆN THOẠI CÁC LOẠI VÀ LINH KIỆN (triệu USD). Nguồn: TCTK
 
So với năm 2010, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2012 đã cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng tới 134,8%. Hai tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đã tăng tới 67,3% so với cùng kỳ năm trước.

Đó là những tốc độ tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chung (năm 2012 cao gấp 1,6 lần năm 2010, bình quân 1 năm tăng 26,5%, 2 tháng 2013 tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước) và không có mặt hàng nào sánh kịp.

Đáng lưu ý, dù mới xuất hiện trong 3 năm nay, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đã nhanh chóng vượt lên đứng thứ 2 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (năm 2010 chiếm 3,2%, năm 2011 chiếm 7,1%, năm 2912 chiếm 11,1%, 2 tháng 2013 chiếm 14,1%), chỉ sau hàng dệt may. Với đà này, chỉ trong năm nay hoặc sang năm, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện sẽ vượt qua mốc 20 tỷ USD, vượt lên trên kim ngạch xuất khẩu dệt may để đứng thứ nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Quy mô lớn, tốc độ tăng nhanh và chuyển vị thế từ nhập siêu sang xuất siêu có sự đóng góp của mặt hàng này.

Đạt được kết quả trên một phần là do lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này đạt quy mô khá và nhanh chóng đưa vào hoạt động. Trước kết quả sáng sủa này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đầu tư để hình thành doanh nghiệp mới với quy mô lớn.

Thị trường nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam đã nhanh chóng được mở rộng. Năm 2012 đã có 29 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch trên 10 triệu USD, trong đó có 23 thị trường đạt trên 100 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam.

Các thị trường nhập khẩu điện thoại và linh kiện:

Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất: 1,5 tỷ triệu USD, chiếm 11,8% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam, chiếm 72,2% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

Đức: 1,164 tỷ USD, chiếm 9,2% kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam, chiếm 28,4% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

Anh: 948 triệu USD, chiếm 31,3% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam; Áo: 861 triệu USD (chiếm 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam; Nga: 771 triệu USD, chiếm 47,6% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

Pháp: 742 triệu USD, chiếm 34,3% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

Italia: 579 triệu USD, chiếm 30,9% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

Hong Kong: 530 triệu USD, chiếm 14,3% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

Tây Ban Nha: 470 triệu USD, chiếm 26,2% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

 Ấn Độ: 469 triệu USD, chiếm 26,3% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam;

Các thị trường nhập khẩu từ 300 triệu - 400 triệu USD gồm: Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Hà Lan, Indonesia, Australia, Thụy Điển…
 
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một bộ phận của nền kinh tế trong nước, nên kết quả tăng trưởng cao của kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện nói riêng, cũng như của toàn bộ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nói chung đã góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng cao của xuất khẩu, vào việc giảm nhập khẩu, góp phần chuyển vị thế từ nhập siêu sang xuất siêu.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là chúng ta một mặt cần đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước, mặt khác cần tranh thủ kỹ thuật- công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, giải quyết công ăn việc làm cho lao động và phát triển công nghiệp phụ trợ phù hợp để tận dụng sự phát triển này.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên