Xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp bền vững

Sản xuất theo quy trình VietGAP là đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo đảm sức khỏe cho người lao động - phúc lợi xã hội và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Tại Lào Cai, sản xuất theo quy trình VietGAP được triển khai từ năm 2011 và đang chứng minh là xu thế tất yếu trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: Trong thời gian qua, Lào Cai đã chọn lựa được một số nông sản có lợi thế cạnh trạnh cao để hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển theo hướng VietGAP. Tiêu biểu là việc triển khai cây chè ở các huyện: Mường Khương, Bảo Thắng; cây rau ở các huyện: Bát Xát, Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai.

Tại vùng sản xuất rau an toàn của xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai), toàn bộ khu vực trồng rau đều có cách ly để sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm. Các góc vườn rau có bể hoặc dụng cụ chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật với mái che, không để thuốc bảo vệ thực vật tồn dư phát tán ra bên ngoài…

Bà Phạm Thị Thùy, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) cho biết, xã có 42 ha đất sản xuất, thì có tới 33 ha trồng rau. Năm 2013, ngành nông nghiệp đã triển khai mô hình sản xuất rau an toàn tại xã, hiện sản phẩm rau an toàn của nông dân Vạn Hòa cung cấp ra thị trường với giá bán khá cao, nhất là đầu vụ. Giá trị sản xuất bình quân đạt 80 - 100 triệu đồng/ha/năm, cá biệt một số loại rau xanh như bí, cà chua, súp lơ, bắp cải, đạt trên 150 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với trồng rau thông thường. Rau an toàn của Vạn Hòa trồng đến đâu được khách đặt mua hết đến đấy, nông dân không còn khó khăn trong tìm kiếm thị trường.
 


Người dân xã Vạn Hòa (thành phố Lào Cai) chăm sóc rau.

Toàn tỉnh hiện có 586 ha đất canh tác ổn định để tổ chức sản xuất rau an toàn, tập trung ở các huyện: Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Dự án “Phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP giai đoạn 2013 - 2015” có mục tiêu là hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo ra sản phẩm rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng. Tổng diện tích gieo trồng đối với Dự án là 75 ha, trong đó năm 2014 thực hiện 24 ha tại 5 xã với 181 hộ tham gia. Dự án đã triển khai mô hình trình diễn sản xuất 4 loại rau an toàn theo hướng VietGAP là bắp cải, su hào, súp lơ, cà chua… Theo đánh giá của cơ quan quản lý, Dự án sản xuất rau an toàn đã làm thay đổi nhận thức của người dân trồng rau như hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá tập trung gắn với nhu cầu của thị trường. Dự án cũng nâng cao được nhận thức, đạo đức kinh doanh, việc sản xuất ra sản phẩm không gây hại cho người tiêu dùng và nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác. Hiệu quả kinh tế từ trồng rau an toàn theo hướng VietGAP cao gấp 3 lần so với trồng lúa, ngô truyền thống.

Đến thăm vùng chè nguyên liệu của Công ty TNHH một thành viên Chè Thanh Bình (Mường Khương) chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn về sản xuất theo chuẩn VietGAP. Với quy trình này, cây chè ít sâu bệnh hơn, hộ trồng chè được doanh nghiệp hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật về trồng, chăm sóc đến thu hái theo đúng quy trình kỹ thuật. Việc cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ, đúng danh mục, từ đó kiểm soát được chất lượng đầu vào của vật tư, phân bón. Về hiệu quả kinh tế, sản xuất chè theo chuẩn VietGAP đã làm năng suất chè tăng từ 5% - 10%, tương đương mức 2 - 2,5 tấn chè búp/ha/năm. Giá bán nguyên liệu chè búp tươi tăng 500 đồng/kg, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm 2 - 3 lần/năm, thu nhập của người trồng chè tăng 2,5 - 3 triệu đồng/năm với mỗi ha. Đối với Công ty TNHH một thành viên Chè Thanh Bình, Dự án là cơ sở thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất, cho ra nhiều sản phẩm mới, giá trị sản phẩm tăng cao, riêng sản phẩm xuất khẩu tăng từ 0,1 - 0,2 USD/kg chè thành phẩm.

Thành công ban đầu của quy trình sản xuất VietGAP đã mở ra hướng đi mới nhằm phát triển nông nghiệp bền vững tại Lào Cai, song vẫn còn một số hạn chế như: Tình trạng sản phẩm nông nghiệp theo VietGAP còn thiếu ổn định, một số mô hình trồng rau an toàn tại xã Quang Kim (Bát Xát) và thành phố Lào Cai... việc tìm chỗ đứng cho sản phẩm rau an toàn trên thị trường còn khó khăn. Người sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP đang rất cần cơ chế, chính sách phù hợp để quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng. Cơ quan chuyên môn cần có sự vào cuộc tích cực hơn, cụ thể như việc xây dựng các điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm tại các chợ đầu mối, điểm dân cư tập trung, dọc các tuyến giao thông chính để người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm này ở phạm vi rộng hơn./.
Theo Kim Thoa/LCĐT

Tin Liên Quan

Thủ tướng: Đưa Vân Nam và Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Trung Quốc với ASEAN

Trong khuôn khổ dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 6/11, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam.

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai thăm và làm việc tại Cộng hòa Dominicana

Trong 2 ngày (2 - 3/11), Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Cộng hòa Dominicana.

Đồng chí Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Lào Cai thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Cu-ba

Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Đặng Xuân Phong - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai làm Trưởng đoàn đã đến Cộng hoà Cu-ba ngày 31/10/2024, thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Cu-ba.

[Infographic] Một số kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI về công tác cán bộ nữ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã ban hành nhiều chương trình, đề án và xây dựng cơ chế, chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ. Dưới đây là một số kết quả từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay về công tác cán...

3 sản phẩm trà của Lào Cai được trao giải tại cuộc thi "Trà thế giới"

Tỉnh Lào Cai có 3 sản phẩm trà chế biến từ nguyên liệu chè Shan tuyết cổ thụ núi Hoàng Liên Sơn - thị xã Sa Pa vừa được nhận giải thưởng cuộc thi "Trà thế giới" AVPA Paris 2024.

Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc chú trọng thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm, qua đó xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đảm bảo trật tự xã hội, đẩy lùi thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch...