Liên minh châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Cộng hoà Síp đạt thỏa thuận về cứu trợ vỡ nợ

Sáng 25/3, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đạt thỏa thuận vào phút chót với Cộng hòa Síp về kế hoạch cứu trợ, chặn đứng nguy cơ vỡ nợ tại khu vực ngân hàng nước này.
 
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet). 
Thỏa thuận đạt được sau 12 giờ đàm phán căng thẳng, yêu cầu đóng cửa Ngân hàng Nhân dân lớn thứ 2 của Cộng hoà Síp (còn gọi là Ngân hàng Laiki). Ngân hàng Síp, ngân hàng số 1 hiện nắm giữ 1/3 lượng tiền gửi ở quốc đảo này và gần như toàn bộ lượng tiền gửi của Nga, sẽ tiếp quản từ Laiki các khoản tiền gửi dưới 100.000 Euro, theo luật đảm bảo tiền gửi của EU, để trở thành “ngân hàng tốt”. Tuy nhiên, Ngân hàng Síp sẽ áp dụng chính sách cắt giảm đối với mọi khoản tiền gửi trên 100.000 Euro, vốn không được đảm bảo theo luật pháp EU.

Phát biểu sau khi kết thúc cuộc thảo luận, Tổng thống Cộng hoà Síp Nicos Anastasiades tỏ ý hài lòng với kết quả này. Trong khi đó, Chủ tịch Eurogroup, nhóm cố vấn gồm các Bộ trưởng tài chính 17 nước thành viên Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), ông Jeroen Dijsselbloem cho biết: Các Bộ trưởng tài chính Eurozone đã thông qua kế hoạch cứu trợ mới cho Cộng hoà Síp, đồng thời tỏ ý hoan nghênh các biện pháp nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở quốc đảo này.

Các cuộc đàm phán về cứu trợ vỡ nợ giữa lãnh đạo EU, IMF, ECB (Ngân hàng trung ương châu Âu) và Khu vực đồng Euro nhằm giúp Cộng hoà Síp tự huy động gần 7 tỷ Euro để nhận được gói cứu trợ 10 tỷ Euro, đã được EU và IMF nhất trí trước đây gần 10 ngày, song lại bị Quốc hội Síp bác bỏ. Tiền cứu trợ dành cho Cộng hòa Síp chỉ bằng một phần nhỏ so với tiền cứu trợ dành cho Hy Lạp, song khủng hoảng ở Síp sẽ tác động mạnh đến các nền kinh tế gặp khó khăn khác trong EU như Hy Lạp và Italia.

Trước đó, ECB tuyên bố sẽ ngừng “bơm” tiền cho các “quỹ hỗ trợ thanh toán khẩn cấp” (ELA) nếu Cộng hoá Síp không ký được thỏa thuận cứu trợ vỡ nợ với EU và IMF vào ngày 25/3. Quyết định này của ECB sẽ kéo theo sự vỡ nợ ở các ngân hàng và sự sụp đổ của nền kinh tế Síp./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...