Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp

Mục tiêu “xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ" theo Nghị quyết số 13-NQ/TW, khóa XI đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần có sự tháo gỡ của nhiều bộ, ngành và địa phương.
Đầu tư, phát triển hệ thống thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) xác định, xây dựng quy hoạch phát triển thuỷ lợi làm căn cứ đầu tư xây dựng đảm bảo yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Do đó, Bộ đã thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biến dâng của các vùng, lưu vực sông; quy hoạch phòng chống ngập cho các thành phố lớn; quy hoạch hệ thống đê sông, đê biển ứng phó với biến đổi khí hậu và kết hợp với giao thông.


 Hệ thống hạ tầng nông nghiệp được đầu tư xây dựng. (Ảnh: HH)

Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vục miền Trung trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bộ NN và PTNT cũng đã phê duyệt Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP. Cần Thơ, TP. Cà Mau và hoàn thành Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biến dâng.

Bộ NN và PTNT và các địa phương tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp như công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; dự án thủy lợi phục vụ sản xuất; các công trình thuỷ lợi nhỏ vùng miền núi, hải đảo tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo gắn với chương trình xoá đói giảm nghèo, ổn định dân cư, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Đầu tư, củng cố hệ thống đê sông, đê biển

Bộ NN và PTNT đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam có tính tới biến đổi khí hậu, kết hợp giao thông và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2013. Bộ đã triển khai lập điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình; điều chỉnh quy hoạch đê biển Quảng Ngãi đến Kiên Giang.

Công tác tu bổ, nâng cấp đê điều, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai được tập trung chỉ đạo, Bộ NN và PTNT cùng các địa phương thường xuyên kiểm tra, đôn đốc rà soát, đánh giá hiện trạng đê điều, xây dựng phương án tu bổ, nâng cấp để đảm bao chủ động phòng, chống lụt bão. Năm 2012, Chính phủ đã hỗ trợ các địa phương 1.443 tỷ đồng thực hiện Chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển.

Tính đến hết năm 2012, tổng kinh phí cấp cho Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam là gần 5.100 tỷ đồng để đầu tư cho những đoạn đê xung yếu nhằm bảo vệ các khu dân cư tập trung, những khu vực kinh tế quan trọng; Kinh phí cấp cho Chương trình đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang là 935 tỷ đồng. Trong khi đó, kinh phí cấp cho Chương trình đê sông là 4.241 tỷ đồng và 400 tỷ đồng thực hiện Chương trình xây dựng khu neo đậu, tránh trú bão.

Xây dựng các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu

Thực hiện chương trình bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, Bộ NN và PTNT phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các hồ chứa nước thủy điện, thủy lợi; phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương rà soát danh mục các dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa đề nghị hỗ trợ vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và chuẩn bị các nội dung để tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình, đảm bảo an toàn hồ chứa. Đến nay, về cơ bản đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các hồ chứa nước có dung tích trên 10 triệu m3. Tuy vậy, nhiều hồ chứa có dung tích dưới 10 triệu m3 còn có nguy cơ mất an toàn cao, nhất là ở vùng miền núi phía Bắc, vùng miền Trung và Tây Nguyên.

Các công trình, dự án trọng điểm đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục được đầu tư xây dựng. Năm 2012, Bộ đã đầu tư hoàn thành và bàn giao cho địa phương gần 20 công trình đầu mối hồ chứa nước.

Bộ NN và PTNT đã lập và phê duyệt dự án đầu tư chống ngập tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ bước đầu đã giảm đáng kể số điểm bị ngập và mức độ ngập. Tuy vậy, Thành phố vẫn còn nhiều điểm bị ngập úng nặng khi gặp thủy triều cao, nhất là khi xuất hiện tổ hợp bất lợi như thủy triều cao, mưa tại chỗ và lũ về từ thượng nguồn...

Bên cạnh đó, các công trình xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ, bão, sóng thần tiếp tục được đầu tư. Bộ NN và PTNT đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao và đã lắp đặt thử nghiệm thành công 10 trạm cảnh báo sóng thần tại Đà Nẵng. Bộ cũng đã phối hợp với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel thiết kế hệ thống thông tin giám sát hồ chứa, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động tại các hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 liên kết mạng với Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương phục vụ công tác cảnh báo phòng chống lụt, bão.

Tuy nhiên, theo Bộ NN và PTNT, tiến độ một số dự án bị chậm, thực hiện đầu tư kéo dài. Việc triển khai thực hiện các dự án chống ngập cho các đô thị lớn hiện gặp rất nhiều khó khăn, một số dự án trọng điểm, đa mục tiêu phải giãn tiến độ. Nguyên nhân do còn thiếu một kế hoạch dài hạn, việc áp dụng giao kế hoạch từng năm khiến cho kế hoạch đầu tư công trình thường bị động. Mặt khác, vốn đầu tư hàng năm chưa đáp ứng được yêu cầu, nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, vốn ODA của các tổ chức quốc tế và vốn trái phiếu Chính phủ. Việc huy động nguồn vốn đầu tư từ phía cộng đồng và các doanh nghiệp còn rất hạn chế.

Bộ NN và PTNT cũng đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành quan tâm bố trí kinh phí để triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các dự án, công trình hạ tầng nông nghiệp./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên