Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi đẩy nhanh công tác gỡ bỏ bom, mìn

Nhân Ngày quốc tế Nhận thức về bom, mìn và Hỗ trợ hành động chống bom, mìn 4/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki- moon đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh hơn nữa công tác gỡ bỏ bom, mìn và vật liệu nổ sau chiến tranh.

Tổng thư ký Ban Ki-moon. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Tổng thư ký Ban Ki- moon nhấn mạnh xóa bỏ hiểm họa bom mìn là một công tác đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy hòa bình và phát triển toàn cầu, giúp bảo vệ sinh mạng con người và đẩy nhanh tiến bộ quốc gia.

Liên hợp quốc hiện đang hỗ trợ công tác gỡ bỏ bom mìn tại nhiều quốc gia như: Afghanistan, Campuchia, Colombia, Lào, Lebanon song tiến trình này cần được đẩy mạnh hơn nữa trong bối cảnh tình hình bất ổn tại nhiều quốc gia trên thế giới đang tạo ra thêm những nạn nhân mới của thảm họa bom, mìn, tiêu biểu như Syria và Mali.

Tổng thư ký cũng kêu gọi các quốc gia sớm tham gia vào các hiệp ước chống bom, mìn quan trọng; ca ngợi 161 quốc gia thành viên đã tham gia Công ước Ottawa 1997 về chống bom, mìn sát thương, 111 quốc gia ký kết Công ước về bom chùm, 81 nước tham gia Nghị định thư V về gỡ bỏ vật liệu nổ sau chiến tranh của Công ước vũ khí thông thường.

Nhân Ngày quốc tế Nhận thức về bom, mìn và Hỗ trợ hành động chống bom, mìn năm nay, Tổng thư ký tái khẳng định quyết tâm của Liên hợp quốc trong nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động chống bom, mìn toàn cầu, ban hành Chiến lược Liên hợp quốc về hành động chống bom, mìn giai đoạn 2013 - 2018, vạch ra các bước hành động cụ thể hướng tới xây dựng một thế giới an toàn không còn hiểm họa bom, mìn và chất nổ chiến tranh, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ các nạn nhân bom, mìn hòa nhập với xã hội.

Năm 2005, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 4/4 hằng năm làm Ngày quốc tế Nhận thức bom, mìn và Hỗ trợ hành động chống bom, mìn, kêu gọi các quốc gia và các tổ chức góp sức với Liên hợp quốc để thành lập các cơ quan chống bom, mìn tại những quốc gia đang đối mặt với hiểm họa bom, mìn và vật liệu nổ sau chiến tranh./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...