Hàng vạn tấm lòng hướng về “Ngày Biên phòng toàn dân”

Các văn nghệ sĩ tích cực sáng tác về đề tài biên cương, hải đảo; 2,5 vạn công chức góp tiền để đóng con tàu mới; nhiều quỹ hỗ trợ ra đời để giúp đỡ ngư dân; nhiều mô hình ra đời gắn liền với BĐBP… những hoạt động này diễn ra sôi nổi tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho thấy, Ngày Biên phòng toàn dân đã trở thành chương trình hành động thường xuyên của các cấp, các ngành. Sôi động nhất ở đây là các hoạt động sáng tác của giới văn nghệ sĩ, góp phần thôi thúc hàng triệu người hướng về biên cương, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Ngày Biên phòng toàn dân” trong tình cảm của mọi người thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Chạm vào trái tim

"Có những người lính đảo/ đã chết theo vòng tròn/ đã chết theo vòng tròn/ đã xiết chặt tay nhau/ như một vòng hoa biển...!", nghe đến điệp khúc này, trái tim ai cũng thắt lại. Đó là một đoạn trong bản "Hợp xướng chân sóng" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Phượng được Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi phát sóng vào những dịp lễ, Tết. Tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, sau 27 năm thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân, ý thức về chủ quyền biển, đảo thân yêu đã thấm vào cuộc sống, hơi thở của mọi tầng lớp nhân dân. Thực tiễn cho thấy, biện pháp tốt nhất để nâng cao ý thức người dân hướng về biển đảo quê hương, đó là thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, chạm vào trái tim mọi người.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ngãi liên tục tổ chức các sự kiện văn hóa với chủ đề hướng về chủ quyền biển đảo quê hương như: Hội Văn học nghệ thuật tổ chức Ngày thơ hằng năm với các chủ đề về biển, đảo; các cơ quan báo chí mở chuyên mục "Vì chủ quyền, an ninh biên giới biển, đảo"; Ngày Biển và Hải đảo Việt Nam được tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi... Nổi bật nhất là lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm được tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn để tưởng nhớ các binh phu Hoàng Sa anh hùng.

Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội, đoàn thể trong tỉnh Quảng Ngãi khi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ đều không thể thiếu các ca khúc về biển, các tiểu phẩm tôn vinh tinh thần bám biển của ngư dân để bảo vệ chủ quyền. Hằng năm, các đơn vị đều trích quỹ để xây dựng các công trình dân sinh hoặc tặng cho người nghèo ở tuyến biển.

Tại các trường học Ba Tơ, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh, nội dung về bảo vệ chủ quyền biển đảo được đưa vào nội dung lịch sử địa phương. Hằng năm, các trường học đều tổ chức cho các em thi vẽ thể hiện tình yêu biển đảo quê hương. Em Nguyễn Thúy Quỳnh, học sinh trường Trung học cơ sở Mộ Đức, khi được mời lên thể hiện tình cảm về biển, đảo quê hương, em đã đọc một bài thơ và hát một đoạn hợp xướng của nhạc sĩ Văn Phượng: "Nỗi nhớ là hải bàn/ mãi quay về một hướng/ không thể sống thiếu Hoàng Sa/ không thể sống thiếu biển... biển ơi, biển ơi...!".

Hành động vì biên giới, hải đảo

Con tàu QNg 55003 TS hằng ngày xuôi ngược ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa. Ngư dân Trần Anh đã thay thế người cha của mình làm thuyền trưởng. Con tàu này có một lai lịch rất đặc biệt, đó là khi các ngư dân cho tàu vào sát đảo Hoàng Sa đánh bắt thì bị Trung Quốc ra tịch thu tàu. Nhưng 5 tháng sau, ngư dân Trần Anh đã được hỗ trợ con tàu 1,2 tỷ đồng. Đây là số tiền do Quỹ tấm lòng vàng và Quỹ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ. Nhiều trường hợp tương tự như ngư dân Trần Anh, đó là khi bị mất tàu thì được các quỹ hỗ trợ để đóng tàu mới.

Ông Nguyễn Xuân Huế, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Mỗi con tàu đó có sự đóng góp của 2,5 vạn công nhân viên chức trong tỉnh. Nguồn đóng góp đó là hành động thiết thực, thể hiện tình yêu biển đảo quê hương của hàng vạn công nhân viên. Từ ngày thành lập đến nay, Quỹ đã hỗ trợ cho ngư dân bị nạn số tiền gần 28 tỷ đồng, bao gồm cả hỗ trợ không thu hồi và hỗ trợ có thu hồi. Quỹ đã triển khai đóng mới 3 tàu vỏ thép làm nghề lưới vây đánh bắt xa bờ”.

Ngày Biên phòng toàn dân tại tỉnh Quảng Ngãi giờ đây đã trở thành hoạt động thường niên của các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập 10 nghiệp đoàn nghề cá với hơn 6.000 hội viên. Các hội viên nghiệp đoàn được hưởng quyền lợi, được hỗ trợ khi gặp thiên tai, hoạn nạn. Các đoàn viên khi ra khơi đánh bắt hải sản còn có nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo.

Ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết: "Quảng Ngãi là một trong số các địa phương thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản; khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đóng mới, cải hoán tàu thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ, chủ yếu ở hai ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa".

Đến nay, toàn tỉnh có 5.480 chiếc tàu với tổng công suất 934.000CV, trong đó, hơn 1.870 tàu công suất từ 90CV trở lên; xây dựng 3 khu neo đậu tránh trú bão, 3 công trình hạ tầng nuôi trồng thủy sản, 16 nhà máy chế biến thủy sản, 24 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; kiện toàn 307 tổ, đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển. Năm 2015, sản lượng khai thác thủy sản của Quảng Ngãi đạt gần 167.540 tấn các loại.

Theo Đại tá Nguyễn Tiến Hải, Chính ủy BĐBP Quảng Ngãi: "Ngày Biên phòng toàn dân ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có những thành công lớn là nhờ sự quan tâm sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với nhiệm vụ xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành các chủ trương lãnh đạo toàn dân hướng về chủ quyền biển, đảo; có chính sách ưu đãi đối với các lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc".

Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 3.000 tàu cá với hơn 30.000 ngư dân thường xuyên đánh bắt xa bờ. Thông tin của ngư dân từ ngoài khơi liên tục chuyển vào đất liền đã giúp lực lượng BĐBP nắm chắc tình hình an ninh trật tự trên biển. Hiện nay, ngư dân được trang bị hệ thống máy quét tín hiệu có tính năng tương tự ra-đa tầm xa, nhưng hiển thị tín hiệu rõ ràng hơn. Có thể nói, từ sự thay đổi thiết bị số hiện đại, ngư dân đã thực sự nắm chắc tình hình trên biển nhờ máy quét phát hiện ra những tàu lạ di chuyển cách 200 hải lý.

Xây dựng nền biên phòng toàn dân đã trở thành nghĩa vụ thiêng liêng không chỉ của các lực lượng chuyên trách, mà còn đối với tất cả các tầng lớp nhân dân. Tháng 5-2014, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam, hàng trăm ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đã huy động tàu cá ra biển phối hợp với các lực lượng tham gia đấu tranh. Những con tàu gỗ nhỏ bé và những ngư dân với tinh thần quả cảm đã không lùi bước trước sự đe dọa của nhiều tàu vỏ thép của Trung Quốc. Hành động dũng cảm đó đã đi vào trang sử vẻ vang dựng nước, giữ nước, đấu tranh chống giăc ngoại xâm của dân tộc ta./.

 
 
Theo Báo Biên phòng điện tử

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên