Việt Nam tham gia Hiệp định GPA với tư cách quan sát viên

Chiều ngày 5/12, Ủy ban Mua sắm Chính phủ thuộc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã có phiên họp chính thức phê chuẩn quy chế quan sát viên của Hiệp định Mua sắm chính phủ (GPA) đối với Việt Nam, nâng tổng số quan sát viên của Hiệp định này lên 26.

Thay mặt Ban thư ký, ông Bruce Christie, Chủ tịch Ủy ban Mua sắm Chính phủ đã hoan nghênh Việt Nam gia nhập GPA với tư cách quan sát viên. Cho đến nay, Hiệp định Mua sắm chính phủ là một trong những Hiệp định quan trọng nhất của WTO. Hiệp định này chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh trong đấu thầu, nguyên tắc đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển, trong đó chú ý lợi ích tổng thể của việc tự do hóa mua sắm của chính phủ.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Trưởng phái đoàn ngoại giao Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva nhấn mạnh: Kể từ khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam luôn theo đuổi cơ chế thương mại mở và minh bạch, tương thích với các quy định của WTO. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song những thách thức vẫn đang còn ở phía trước, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay. Việt Nam chủ trương tích cực và chủ động hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế, gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm phát luật về đấu thầu, mua sắm công để phù hợp với quy định của Hiệp định mua sắm chính phủ trong WTO. Việc tham gia GPA với tư cách quan sát viên được xem là bước đầu tiên tiến tới trở thành thành viên chính thức của Hiệp định.

Đại diện của các thành viên GPS của WTO như Canađa, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Na Uy ... lần lượt có bài phát biểu chào mừng Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên, đồng thời bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm hoàn tất các thủ tục để tham gia là thành viên chính thức GPA.

GPA là hiệp định không có tính ràng buộc đối với các nền kinh tế thành viên của WTO. Hiệp định này mở ra hàng loạt cơ hội tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ của các nền kinh tế thành viên GPA, đặc biệt là cơ hội tiếp cận các thị trường mới trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giao thông…, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách công.

Ra đời sau khi kết thúc vòng đàm phán Uruguay năm 1994 và đến năm 1996 các hoạt động thúc đẩy minh bạch đa phương được bắt đầu, GPA đến nay đã có sự tham gia của 42 thành viên (bao gồm Liên minh châu Âu và 27 nước thuộc EU).

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên