Quy hoạch các đô thị - động lực để phát triển vùng trung du, miền núi Bắc Bộ

Bộ Xây dựng vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030. Theo đó, Bộ Xây dựng đã tổ chức lập đồ án quy hoạch vùng trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và các huyện phía tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với tổng diện tích hơn 115.000km2, chiếm 35% diện tích tự nhiên cả nước.
Khu Đô thị mới Lào Cai - Cam Đường.        Ảnh: PV

Để phát triển vùng, giai đoạn đến năm 2020, Bộ Xây dựng đề nghị ưu tiên đầu tư một số dự án nhằm khai thác lợi thế hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc như hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, đường thủy; nâng cấp các cơ sở kinh tế động lực; nâng cấp các khu, cụm công nghiệp đã có trên tuyến vành đai kinh tế; ổn định và phát triển các vùng tái định cư của vùng lòng hồ Sơn La, Lai Châu; phát triển cửa khẩu quốc gia, các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế. Giai đoạn năm 2020-2030, ưu tiên xây dựng hệ thống đô thị vùng thành các trung tâm đô thị động lực, hạt nhân phát triển, gồm các đô thị: Thái Nguyên, Việt Trì, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên và một số đô thị động lực cấp tiểu vùng như: Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Kạn…
(theo QĐND)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên