Trống nêm – nhạc cụ độc đáo của người Dao đỏ

Người Dao đỏ ở Lào Cai sinh sống thành từng thôn, bản lớn tập trung ở các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, Sa Pa. Người Dao đỏ có vốn văn hóa, nghệ thuật truyền thống phong phú và độc đáo thể hiện qua các làn điệu hát giao duyên, dân ca, dân vũ, lễ hội và các tập quán sinh hoạt tín ngưỡng.

Trong sinh hoạt văn hóa của tộc người Dao đỏ có một loại hình nhạc cụ không thể thiếu đó là chiếc trống có tang được làm bằng những mảnh gỗ nhỏ kết nối chặt với nhau gọi là “Trống nêm”. Trống nêm không chỉ là nhạc cụ khác lạ về hình dáng, độc đáo về cấu tạo chất liệu và âm sắc, mà còn là một biểu tượng trong đời sống tâm linh của người Dao đỏ.

       Người Dao xã Tả Phìn (Sa Pa) làm trống nêm.                Ảnh: Phạm Vũ Sơn

So với các loại trống của người Kinh, người Tày, trống nêm của người Dao đỏ có kích thước nhỏ, chiều caocủa trống trung bình từ 15 - 20cm, tang trống được làm bằng những miếng gỗ nhỏ hình chữ nhật đan chéo nhau bởi các sợi dây mây níu lại tạo thành một dải liên kết được nêm chặt ôm lấy mặt trống. Mặt trống được bưng bằng da thú hình tròn có đường kính 30 - 40 cm. Khi bưng mặt trống, phần còn thừa của da thú được níu về phía sau móc vào các con níu bằng gỗ xoắn nhiều vòng để níu làm cho mặt trống có độ căng theo ý muốn. Phần lông thú vừa dày, vừa mịn được giữ nguyên và bưng quay ra phía ngoài, còn mặt trong chỉ cần thuộc qua là được.

Các nghệ nhân người Dao cho biết: Trước kia mặt trống thường làm bằng da hổ, da báo, vừa bền lại đẹp, ngày nay thường làm bằng da dê, da bò, họ còn có cả sách dạy đánh trống, có thơ bình về trống với nội dung: Trống này biết đánh thì vui như hội, không biết đánh thì buồn như người đi rừng một mình. Do cấu tạo và chất liệu của tang trống và mặt trống có sự khác biệt nên khi đánh trống tạo ra âm sắc rất riêng. Tiếng trống thoát ra trầm ấm, vang xa, lớp lông thú trên mặt trống đã kìm giữ và điều hòa cho âm thanh không bị “nhọn” và thô. Kỹ thuật đánh trống đã làm cho tiếng trống khi ngân vang, khi trầm bổng tạo nên nhưng âm “bùng…bục”.

Người Dao đỏ thường dùng trống nêm cùng với thanh la, chũm chọe tạo thành một dàn nhạc gõ để phục vụ trong các lễ tết, hội hè và sinh hoạt văn hóa của cộng đồng… Trống nêm được coi như một giá trị văn hóa, tinh thần, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, dòng họ. Không những thế, trống nêm còn là biểu tượng tâm linh sâu sắc. Người Dao đỏ quan niệm, tiếng trống biểu thị cho tín hiệu tình cảm của con người đối với thần linh. Vì vậy, trong các lễ, tết, hội, đám cưới, đám tang… đều có tiếng.

(Theo baolaocai.vn)

Tin Liên Quan

Sắp diễn ra Festival “Sa Pa thổ cẩm miền sương mây”

Festival Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 08/11 – 10/11/2024 tại 02 Fansipan, khuôn viên Nhà du lịch Sa Pa, công viên văn hóa thị xã Sa Pa.

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...