VN đề xuất xây dựng 6 diễn đàn về hợp tác phát triển châu Á

Chiều 23/5, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 19 được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, với chủ đề: “Châu Á tìm kiếm biện pháp tăng cường liên kết và hội nhập”. 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 19

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Tại Hội nghị lần này, các đại biểu trao đổi về kinh nghiệm tìm kiếm một mô hình tăng trưởng mới trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, xen lẫn những nhân tố mất ổn định, trong đó, châu Á với vai trò là động lực mới cho nền kinh tế thế giới cần tăng cường liên kết trong khu vực nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển của châu lục.

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: Thực tiễn tại châu Á cho thấy sự hợp tác giữa các quốc gia chỉ có thể bền vững khi lợi ích của một quốc gia cùng hướng với lợi ích của các quốc gia khác cũng như lợi ích chung của cả khu vực.
Hội nghị Tương lai châu Á do Nhật báo Nickkei và Trung tâm Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản tổ chức liên tục tại Tokyo từ năm 1995 đến nay và trở thành một diễn đàn có uy tín trong châu Á.

Trong những lần tham dự diễn đàn này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2009), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (2012), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (2013) và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (2011) đã có những bài phát biểu mang tầm quốc tế.

Tham gia vào các cơ chế hợp tác khu vực chính là một cách để xây dựng lòng tin, qua đó giúp giảm bớt nguy cơ xung đột. Thực tiễn cho thấy trong quan hệ giữa các quốc gia, “lòng tin” và “hợp tác” là hai phạm trù gắn bó chặt chẽ.

Để có thể tiếp tục tăng trưởng năng động, góp phần xây dựng một khu vực ổn định và thịnh vượng hơn nữa, Phó Thủ tướng đề nghị các nước trong khu vực châu Á cần tăng cường hợp tác và liên kết trong 6 lĩnh vực: tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư; đảm bảo nguồn cung nhân lực cho các nước phát triển nhưng bị già hóa dân số và các nước đang phát triển thiếu nhân lực trình độ cao; đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa; phối hợp quản lý và khai thác bền vững nguồn nước, bao gồm cả các dòng sông; nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hợp tác bảo đảm an ninh mạng.

Từ những quan điểm này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã  nêu lên ý tưởng hình thành 6 diễn đàn chuyên ngành khu vực châu Á gồm: Diễn đàn châu Á về hợp tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; Diễn đàn châu Á về hợp tác đảm bảo an ninh, tự do hàng hải và phát triển dịch vụ vận tải đường biển; Diễn đàn châu Á về hợp tác bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn nước; Diễn đàn châu Á về hợp tác đảm bảo an toàn không gian mạng; Diễn đàn châu Á về hợp tác phát triển nhân lực và việc làm ở nước ngoài; Diễn đàn châu Á về hợp tác đảm bảo minh bạch thị trường tài chính.


Các đại biểu quốc tế đánh giá cao bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Bên cạnh 6 đề xuất nói trên, Phó Thủ  tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh thêm về vấn đề an ninh, an toàn hàng hải. Phó Thủ tướng khẳng định là một thành viên có trách nhiệm của ASEAN và APEC, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với các quốc gia trong khu vực trong lĩnh vực vận tải biển cũng như trên các vấn đề liên quan như cứu hộ, cứu nạn, an ninh, an toàn hàng hải. Việt Nam đề xuất các nước trong khu vực cùng nghiên cứu, thiết lập một cơ chế đối thoại thường niên, thực chất và cởi mở về kế hoạch phát triển dịch vụ trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, chống hải tặc, cứu hộ, cứu nạn và chia sẻ thông tin cảnh báo thiên tai trên biển.

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của các đại biểu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á và thế giới.

*Cùng ngày, Phó  Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi gặp Chủ tịch và ban lãnh đạo Liên minh Nghị  sĩ hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam.

Ngày mai, 24/5, Phó  Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sẽ dự Diễn  đàn Hợp tác Giáo dục Việt-Nhật được tổ chức tại Nhật Bản.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên