Trung Quốc và Mỹ cam kết loại bỏ một nhóm hóa chất tổng hợp

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ngày 9/6 đã hoan nghênh cam kết của Trung Quốc và Mỹ về loại bỏ một nhóm các hóa chất tổng hợp trong khuôn khổ cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.

Trung Quốc và Mỹ đã cùng nhất trí giảm thiểu các khí thải HFC. (Ảnh: Xinhua)

Trong tuyên bố được đưa ra tại Nairobi, Giám đốc hành pháp của UNEP - ông Achim Steiner đã chỉ ra rằng tuyên bố được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra liên quan tới các chất hydrofluorocarbon (HFC) đã tạo nên một chương biến chuyển mới trong nỗ lực hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
 
Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý hợp tác với nhau và với các nước khác thông qua nhiều cách tiếp cận đa phương bao gồm cả việc sử dụng các cơ sở giám định và các khuôn khổ của Nghị định thư Montreal để hạn chế sản xuất và tiêu thụ HFC.
 
HFC được sử dụng trong các hệ thống làm lạnh, thúc đẩy hiệu ứng nhà kính và là một trong 6 loại khí nhà kính được liệt kê trong danh sách của Nghị định thư Kyoto vì gây ra lỗ thủng tầng ozone. HFC là một chất cực mạnh gây hiệu ứng nhà kính, mạnh hơn carbon dioxide (CO2) 1.000 lần, nhưng chúng được giải phóng khỏi khí quyển tương đối nhanh, sau khoảng từ 10 – 15 năm. Dự báo, khí thải HFC sẽ có thể chiếm gần 20% tổng số khí carbon dioxide trước năm 2050.
 
Chính vì vậy, Giám đốc UNEP nhấn mạnh tất cả mọi người cần đưa ra cam kết để ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ không vượt quá 2 độ C trong thế kỷ này. “Điều không nên bỏ qua chính là mức độ khẩn cấp của việc giải quyết các khí thải gây hiệu ứng nhà kính chính, khí carbon dioxide, trong khuôn khổ các cuộc đàm phán đang diễn ra”, ông Achim Steiner cho biết.
 
Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, “với các tín hiệu gần đây của một số nước chủ chốt, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ, cam kết về các chất HFC từ 2 nền kinh tế lớn nhất hoàn toàn được hoan nghênh, trong bối cảnh thế giới đang tiến tới một hiệp ước toàn cầu về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc vào năm 2015”.
 
Trong suốt những năm vừa qua, nỗ lực nhằm đi đến thống nhất hiệp ước quốc tế về biến đổi khí hậu vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng mà một trong những bất đồng chính là những khác biệt còn tồn tại giữa các nước phát triển và đang phát triển. Chính vì vậy, sự thống nhất đạt được giữa 2 quốc gia Trung Quốc và Mỹ lần này có thể đánh giá là gỡ được một nút thắt, tạo sự thông thoáng trên hành trình tiếp tục tìm ra một thỏa thuận quốc tế quan trọng nhằm hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự nóng lên của khí hậu toàn cầu kèm theo giảm bớt nhiều hệ quả tiêu cực tới cuộc sống của nhân loại./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...