Hỗ trợ phát triển cho tiểu vùng sông Mekong

Ngày 1/7, tại Brunei, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 46 đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hạ nguồn Mekong - Mỹ (LMI) và Hội nghị Bộ trưởng Hạ nguồn Mekong và những người bạn (FML).

Các Trưởng đoàn dự Hội nghị Bộ trưởng Hạ nguồn Mekong - Mỹ. (Ảnh: TTXVN)

Với chủ đề “Cơ hội và thách thức về Kết nối và Môi trường”, Hội nghị Bộ trưởng Hạ nguồn Mekong - Mỹ tập trung thảo luận các thách thức phát triển khu vực và nhu cầu hợp tác hỗ trợ các nước Mekong thu hẹp khoảng cách phát triển.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry khẳng định lại cam kết của nước này tăng cường quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nước Mekong trong việc triển khai thành công Sáng kiến Hạ nguồn Mekong. Hội nghị đánh giá hợp tác LMI đạt tiến triển khả quan trên 6 lĩnh vực trụ cột thông qua việc triển khai nhiều sáng kiến và chương trình hợp tác như Kết nối Mekong, Dự báo Mekong, Hội thảo hợp tác Đối tác công - tư (PPP)...

Hội nghị nhất trí tạo sự gắn kết hơn giữa hợp tác LMI với Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI); hỗ trợ các nước Mekong hội nhập trong lĩnh vực Mỹ có thế mạnh như giáo dục đào tạo, năng lượng, công nghệ thông tin, y tế - sức khoẻ, chú trọng vấn đề giới trong phát triển…

Hội nghị Bộ trưởng Hạ nguồn Mekong và những người bạn (FLM) thảo luận về các cơ hội và thách thức trong quản lý nguồn nước chung sông Mekong. Đa số ý kiến nhất trí sự cấp thiết tăng cường hợp tác quốc tế về quản lý nguồn nước chung nhằm đối phó với các thách thức to lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với lưu vực sông Mekong.

Các đối tác phát triển và tài trợ quốc tế khẳng định cam kết hỗ trợ các nước Mekong cải thiện hạ tầng, phát triển bền vững, đặc biệt là hỗ trợ nâng cao năng lực của Ủy hội sông Mekong quốc tế trong nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường và quản lý nguồn nước chung. Một số ý kiến đề nghị phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các đối tác phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác và tránh chồng chéo.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh Việt Nam nói riêng và lưu vực Mekong nói chung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước nguy cơ cạn kiệt dòng chảy, biến đổi khí hậu và các thách thức môi trường khác. Do vậy, các nước liên quan cần tuân thủ các nguyên tắc luật pháp quốc tế và Hiệp định Mekong năm 1995 nhằm đảm bảo sử dụng bền vững, công bằng nguồn nước chung. Các nước cũng hoan nghênh và cam kết tích cực triển khai hai dự án về quản lý nước ngầm và quản lý nước mùa hạn tại lưu vực sông Mekong do Việt Nam đề xuất năm 2012./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...