Lào Cai: Chủ động hợp tác phát triển công nghiệp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Công trường xây dựng Nhà máy Gang thép Lào Cai
Về hợp tác khai thác, chế biền khoáng sản và luyện kim: Hai tỉnh đã thành lập Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt - Trung, tổng vốn đầu tư 175 triệu USD, tỷ lệ vốn góp Việt Nam - Trung Quốc 51/49 (Dự án khai thác, chế biến mỏ sắt Quý Xa tại Lào Cai). Dự án được triển khai từ năm 2004 gồm 2 dự án thành phần: (1) Dự án khai thác và tuyển quặng, công suất 3 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 23,5 triệu USD. Hiện đã thực hiện xây dựng cơ bản mỏ và khai thác xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đổi than cốc. (2) Dự án xây dựng Nhà máy gang thép Lào Cai công suất 500.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 151,4 triệu USD (giai đoạn 2 nâng công suất 1 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 337,5 triệu USD). Tháng 4/2011 đã khởi công xây dựng Nhà máy giai đoạn 1, công suất 500.000 tấn/năm, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào sản xuất từ cuối năm 2013.
Hợp tác trong lĩnh vực điện năng: Điện lực hai tỉnh đã ký hợp đồng mua điện với sản lượng trung bình 63 MW/năm đến hết năm 2009 trên lưới 110 KV phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong tỉnh. Từ năm 2010 tiếp tục thực hiện mua điện của Trung Quốc trên lưới 220 KV hòa lưới quốc gia.
Hợp tác trong xây dựng và khai thác thủy điện: Đã thành lập Công ty Liên doanh đầu tư điện lực Việt - Trung (tỷ lệ vốn góp Việt Nam - Trung Quốc 51/49) thực hiện Dự án thủy điện Séo Choong Hô - Sa Pa, công suất 22 MW, tổng vốn đầu tư 776 tỷ đồng. Dự án khởi công từ tháng 12/2008 và đã hoàn thành phát điện vào cuối năm 2012.
Đồng chí Nguyễn Thanh Dương - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai kiểm tra
tiến độ xây dựng nhà máy Gang thép Lào Cai
Hợp tác chuyển giao công nghệ: Công nghệ sản xuất công nghiệp tại Lào Cai chủ yếu được chuyển giao từ Trung Quốc như các dự án: Tuyển quặng đồng mỏ Sin Quyền, mỏ Lũng Pô; tuyển quặng sắt mỏ Khe Lếch, mỏ Quý Xa; tuyển quặng chì - kẽm ở Mường Khương (khai thác chế biến khoáng sản); Nhà máy photpho vàng, Nhà máy sản xuất phụ gia thức ăn gia súc DCP, Nhà máy Supe Lân (sản xuất hóa chất, phân bón); Nhà máy luyện đồng Tằng Loỏng (luyện kim).