Lào Cai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X)
Sáng ngày 5/8, tại Trung tâm Hội nghị, Tỉnh ủy Lào Cai đã sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X)Quang cảnh hội nghị. |
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Sùng Chúng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Lào Cai là tỉnh có gần 70% dân số làm nông nghiệp hoặc sống ở nông thôn, nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), trong thời gian qua, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp, ngành tích cực thực hiện cụ thể hóa nghị quyết bằng nhiều chương trình, đề án công tác, đặc biệt là Đề án xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chỉ rõ những thách thức đối với ngành nông nghiệp, người nông dân và khu vực nông thôn. Đó là nguồn lực đầu tư cho khu vực này chưa thực sự tương xứng, sản xuất nông nghiệp vẫn còn thiếu tính bền vững, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chậm, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu, đời sống vật chất tinh thần của một bộ phân dân cư khu vực nông thôn còn thấp, số hộ nghèo lớn. Những vấn đề này đòi hỏi sự quyết tâm, tích cực hơn nữa của các cấp, ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Các đại biểu dự hội nghị. |
Các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, thủy sản được hình thành, sản xuất được mùa liên tục, tổng sản lượng lương thực năm 2012 đạt 259,8 nghìn tấn, tăng 60 nghìn tấn so với năm 2008. Giá trị sản xuất đạt 40,6 triệu đồng/ha trong năm 2012, tăng 22,6 triệu đồng/ha so với năm 2008, chăn nuôi, lĩnh vực thủy sản tăng trưởng ổn định, công tác phát triển và bảo vệ rừng được đảm bảo.
Người nông dân tiếp tục nhận được hỗ trợ đặc biệt, nhất là các hộ nghèo, bà con tại khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Điển hình như chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, hỗ trợ tín dụng, việc làm. Qua đó, đời sống người nông dân được cải thiện rõ nét, thu nhập đã tăng từ 5,47 triệu đồng/người (năm 2008) lên 9,4 triệu đồng/người/năm (năm 2012). An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân hàng năm giảm 7%.
Về phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã, trong đó có 83,5% số xã có đường được rải nhựa, 95% thôn, bản có đường giao thông liên thôn. Hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới cho 92% diện tích ruộng; 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, với 89% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% số xã có trạm y tế xã, tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 82%; số phòng học được kiên cố đạt 61,6%.
Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị cho thấy, tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2004 - 2008 đạt 8.592 tỷ đồng (trong đó vốn trong ngân sách là hơn 3.420 tỷ đồng), giai đoạn 2009 - 2013 là 17.678 tỷ đồng (trong đó vốn trong ngân sách là 10.163 tỷ đồng). Vốn ngoài ngân sách đạt 7.514 tỷ đồng, bao gồm vốn lưu động của các doanh nghiệp, huy động từ cộng đồng dân cư và vốn ủng hộ của doanh nghiệp.
Từ năm 2009 đến 2013 tỉnh Lào Cai đã huy động nhiều hơn giai đoạn trước 9 chương trình đầu tư vào lĩnh vực “tam nông”, tổng nguồn vốn giai đoạn này tăng gấp 2,06 lần.
Tại hội nghị, tham luận của các đại biểu tham gia tập trung vào việc tăng cường, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông dân và khu vực nông thôn.
Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị cho thấy, tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2004 - 2008 đạt 8.592 tỷ đồng (trong đó vốn trong ngân sách là hơn 3.420 tỷ đồng), giai đoạn 2009 - 2013 là 17.678 tỷ đồng (trong đó vốn trong ngân sách là 10.163 tỷ đồng). Vốn ngoài ngân sách đạt 7.514 tỷ đồng, bao gồm vốn lưu động của các doanh nghiệp, huy động từ cộng đồng dân cư và vốn ủng hộ của doanh nghiệp.
Từ năm 2009 đến 2013 tỉnh Lào Cai đã huy động nhiều hơn giai đoạn trước 9 chương trình đầu tư vào lĩnh vực “tam nông”, tổng nguồn vốn giai đoạn này tăng gấp 2,06 lần.
Tại hội nghị, tham luận của các đại biểu tham gia tập trung vào việc tăng cường, đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông dân và khu vực nông thôn.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), nhấn mạnh: Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thời gian tới tập trung vào đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường thâm canh, tăng vụ nhằm nâng cao giá trị sản xuất. Khả năng mở rộng diện tích đất sản xuất là hạn chế, do vậy cần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, ngành sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành vùng chuyên canh lúa lai, lúa chất lượng cao, phát triển các trang trại chăn nuôi theo công nghệ an toàn dịch bệnh, nuôi thủy sản theo hướng sản phẩm đặc sản.
Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa phải bám sát quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt, phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, từng địa phương.
Về vấn đề nông dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tập trung làm tốt công tác đào tạo nghề, tạo việc làm mới cho nông dân. Tăng cường công tác giáo dục - đào tạo, công tác y tế, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực hoạt động văn hóa, xã hội.
Về vấn đề nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, huy động các nguồn lực để xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn, nhất là các công trình dân sinh thiết yếu và nâng cao tính bền vững của các công trình.
Về xây dựng hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn, tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở, tăng cường hoạt động của các tổ chức đoàn thể để xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở thực sự vững mạnh toàn diện./.