Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương có bài trình bày kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) ngày 27/4 tổ chức phiên họp trực tuyến công khai về chủ đề thanh niên, hòa bình, an ninh do Cộng hòa Dominicana, Chủ tịch HĐBA tháng Tư chủ trì. Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Đại diện Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế về thanh niên và phát huy vai trò của các tổ chức khu vực.
Ông Hironobu Kitagawa, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện chính sách thương mại quốc tế bằng cách theo sát các xu hướng trên thế giới.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có cuộc làm việc trực tuyến với Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam, bà Rana Flowers về một số nội dung hợp tác, hỗ trợ của UNICEF với ngành Giáo dục trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới trẻ em và thúc đẩy nền giáo dục số.
Các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch COVID-19 gồm có người lao động làm công việc phi chính thức, lao động di cư và phụ nữ. Nhu cầu của họ cần phải được coi là vấn đề ưu tiên và cấp bách cần giải quyết.
Mặc dù có nguồn lực hạn chế, Việt Nam đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.
Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở khu vực Bentiu (Nam Sudan), trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, lô hàng thiết bị y tế phòng chống dịch đầu tiên của Việt Nam do hãng hàng không FedEx vận chuyển dự kiến tới Mỹ vào ngày 8/4 trong nỗ lực hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ nhằm đẩy nhanh quá trình giao nhận hàng phục vụ cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 7/4 đã tiến hành họp trực tuyến để thảo luận về tình hình Mali và hoạt động của Phái bộ LHQ tại Mali (MINUSMA) trong 3 tháng qua.
Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam, rất nhiều biện pháp y tế cộng đồng đã nhanh chóng được triển khai hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Việt Nam đã tận dụng hiệu quả ưu thế về mức độ người dân sử dụng điện thoại di động và mạng Internet cũng như thói quen dùng mạng xã hội để cập nhật, chỉ dẫn người dân ứng phó với đại dịch.