Quốc tế đánh giá cao Việt Nam về chính sách du lịch thông thoáng

Trang mạng du lịch Traveloffpath.com vừa đăng bài viết đánh giá tích cực các quy định nhập cảnh Việt Nam áp dụng giúp thu hút du khách quốc tế.

Khám phá rừng Động Châu ở Quảng Bình. Ảnh: KIÊN TRẦN

TTXVN dẫn nguồn trang mạng trên cho biết, trong nỗ lực khôi phục ngành du lịch trong điều kiện bình thường mới, Việt Nam đã mở cửa trở lại hoạt động du lịch quốc tế và nội địa thông qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển bảo đảm an toàn, phù hợp các quy định phòng, chống dịch Covid-19 dành cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa. 

Theo bài viết, Việt Nam được đánh giá đang áp dụng các điều kiện nhập cảnh dễ dàng và thông thoáng nhất trong số các nước ở khu vực Đông Nam Á. Lý do là bởi không giống các quốc gia khác trong khu vực cũng đã mở cửa trở lại cho khách du lịch, Việt Nam không yêu cầu du khách trình chứng nhận tiêm vắc-xin hoặc chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 khi nhập cảnh. Ngoài ra, du khách cũng không bị bắt buộc cách ly khi đến Việt Nam. 

Những quy định trên đồng nghĩa du khách đã tiêm hay chưa tiêm vắc-xin đều chỉ cần tuân thủ các quy định nhập cảnh giống nhau, gồm phải có kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 (trừ trẻ em dưới 2 tuổi) trước khi xuất cảnh trong vòng 72 giờ nếu sử dụng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP hoặc trong vòng 24 giờ nếu xét nghiệm nhanh kháng nguyên và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận; hoàn thành mẫu khai báo sức khỏe trực tuyến và tải ứng dụng PC-Covid trước khi đến; mua bảo hiểm y tế với các chi phí y tế liên quan điều trị Covid-19.

Bài viết cho biết, Việt Nam đã mở lại trang mạng E-visa (thị thực điện tử) giúp công dân từ 80 quốc gia dễ dàng đăng ký xin thị thực du lịch 30 ngày (nhập cảnh một lần); đồng thời nối lại chương trình miễn thị thực cho công dân từ 13 quốc gia trên thế giới. 

Trong khi đó, theo bài viết, một số quốc gia khác trong khu vực đang áp dụng các quy định nhập cảnh khác nhau đối với những du khách đã và chưa được tiêm phòng. Đơn cử như Campuchia, du khách chưa tiêm đủ liều vắc-xin cơ bản có thể nhập cảnh song phải cách ly 14 ngày. Philippines cũng yêu cầu du khách chưa tiêm phòng đầy đủ phải cách ly tại cơ sở của chính phủ, cũng như phải xét nghiệm Covid-19 vào ngày thứ 5 sau khi nhập cảnh. Thái Lan cho phép du khách chưa tiêm chủng được nhập cảnh, song phải cách ly theo quy định. 

Tại thời điểm hiện tại, chỉ có đảo Bali của Indonesia cho phép du khách nhập cảnh với mục đích du lịch. Yêu cầu cách ly đối với những du khách đã tiêm phòng đầy đủ cũng được dỡ bỏ.

https://nhandan.vn/tin-tuc-du-lich/quoc-te-danh-gia-cao-viet-nam-ve-chinh-sach-du-lich-thong-thoang-689815/

 

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1977

Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Ngày 24 tháng 1 năm 1986, lễ ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào được diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực địa, hai bên đã đồng ý thoả thuận điều chỉnh một số chỗ khác với đường biên giới đã hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên...

Hiệp định xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Cam-pu-chia và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một số tư liệu lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo ở ngoài khơi Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa chỗ gần nhất cách đảo Ré, một đảo ven bờ của Việt Nam, khoảng 120 hải lý; cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về phía Đông; quần đảo Trường Sa chỗ gần nhất cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông…

Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; (18/11/2009)

Nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy phát triển thương mại và qua lại của nhân dân hai nước; trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân...

Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước; góp phần đáng kể vào việc thực hiện chính sách đối ngoại...