Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Ngày 24 tháng 1 năm 1986, lễ ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào được diễn ra tại thủ đô Viêng Chăn. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực địa, hai bên đã đồng ý thoả thuận điều chỉnh một số chỗ khác với đường biên giới đã hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia 1977 và đồng ý chỉnh sửa một số nguyên tắc hoạch định biên giới theo sông suối cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.

 

Căn cứ thực tế của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào như Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là Hiệp ước hoạch định) ký ngày 18 tháng 7 năm 1977 đã hoạch định; Đã quyết định ký Hiệp ước bổ sung nhằm xác nhận những sự sửa đổi đường biên giới mà hai Bên đã thỏa thuận trong quá trình phân giới trên thực địa so với đường biên giới đã được hoạch định theo Hiệp ước hoạch định và cử các đại diện toàn quyền, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Phun Xi-pa-xớt, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Các đại diện toàn quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy ủy quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau thỏa thuận những điều sau đây:

Điều I. Đường hiên giới ở khu vực ba bản Na-luống, Na-ún, Na-son từ điểm có tọa độ 20053'38 " - 103007'18" (Mốc C-5) đến điểm có tọa độ 20049'58"2 - 103014'24"2 (mốc C-7) thể hiện trên ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1:25.000 số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV- B, 5650 IV-D của đoạn C (tương ứng với tọa độ 23G21'83" - 111G97'27" và tọa độ 23G15'04" - 112G10'44" đó trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 tính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sôp Côp 45-W, số 9) giữa tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và tỉnh Luông Pha Bang (Lào) đã được sửa đổi như sau:Từ mỏm núi đầu nguồn suối Ta La và suối Lao Thạo tọa độ 20053'38"5 - 103007'8"0, đường biên giới theo sống núi hướng Bắc Đông Bắc đến mỏm núi tọa độ 20054'27"5 - 103007'58"3; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba suối Ta La - suối Chén tọa độ 20054'19"2 - 103008'08"1. Từ đó đường biên giới chuyển hướng Đông xuôi theo dòng suối Chén đến ngã ba suối Chén - suối Hua tọa độ 20054'12"5 - 103009'38"0; rồi chuyển hướng Đông Bắc xuôi theo dòng suối Hua đến ngã ba suối Hua - suối không tên tọa độ 20054'51"7 - 103010'14"5; chuyển hướng chung hướng Đông Nam ngược dòng suối không tên đến đỉnh núi tọa độ 20054'01"8 - 103011'33"0; chuyển hướng chung hướng Đông Đông Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20054'14"9 - 103012'08"2, điểm cao 1288 đến yên ngựa cạnh đường mòn tọa độ 20053'50"2 - 103013'06"6; chuyển hướng chung hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm tọa độ 20053'18"5 - 103013'02"2 điểm cao 1447 đến đỉnh núi tọa độ 20052'19"3 - 103014'21"8; chuyển hướng chung hướng Nam theo sống núi qua mỏm núi tọa độ 20050'27"8 - 103013'54"1, điểm cao 1472 đến điểm trên sống núi đầu nguồn suối Hua và suối Vai tọa độ 20049'58"2 - 103014'24"2.

 Để bản Na-luống, bản Na-ún, bản Na-son thuộc về Lào.

Điều II. Đường biên giới ở khu vực Na-cay, Na-hói từ mỏm núi tọa độ 20053'57"3 - 103055'20"3 đến đỉnh núi tọa độ 20053'37"4 - 103056'52"7 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1:25.000 số hiệu 5750 I-B của đoạn D (tương ứng với tọa độ 23G22'40" - 112G86'20" và tọa độ 23G21'62" - 112G88'95" đó trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Mương Hét 46-W, số 13) giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

Từ mỏm núi tọa độ 20053'57"3 - 103055'20"3, đường biên giới đi theo sống núi hướng chung hướng Đông qua đỉnh núi tọa độ 20053'37"1 - 103056'53"5, yên ngựa đèo Co Mun cạnh đường mòn tọa độ 20054'05"2 - 103056'19"2, điểm cao 855 đến đỉnh núi tọa độ 20053'37"4 - 103056'52"7.

Để phần đất phía bắc đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

Điều III. Đường biên giới khu vực Phu Ta Mê từ điểm có tọa độ 20055'33"0- 104017'12"2 đến mỏm núi tọa độ 20055'22"5 - 104017'46"0 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1:25.000 số hiệu 5850 I-A của đoạn E (tương ứng với tọa độ 23G25'36" - 113G26'52" và tọa độ 23G24'75" - 113G27'66" đó trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Mương Hét 46-E, số 14) giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa - Phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

"Từ điểm có tọa độ 20055'33"0 - 104017'12"2, đường biên giới theo hướng chung hướng Đông Đông Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20055'34"5 - 104017'15"0, mỏm núi tọa độ 20055'26"8 - 104017'32"3 đến mỏm núi tọa độ 20055'22"5 - 104017'46"0."

Để toàn bộ bản Kẹo Muông thuộc về Việt Nam.

Điều IV. Đường biên giới ở khu vực Na Hàm từ đỉnh Phu Xa Vít tọa độ 20025'11"4 - 104042'23"2 đến đỉnh núi tọa độ 20021'41"2 - 104037'22"8 thể hiện trên 4 mảnh sơ đồ tỷ lệ 1:25.000 số hiệu 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV-C, 5949 IV-D của đoạn G (tương ứng với tọa độ 23G68'95" - 113G73'37" và tọa độ 22G62'67" - 113G64'23" đó trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Hồi Xuân 59-W, số 16) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

"Từ đỉnh núi Phu Xa Vít tọa độ 2002'11"4 - 104043'28"2, đường biên giới xuôi theo dòng suối không tên đến gặp suối Khiết tại tọa độ 20020'24"1 - 104043'26"2; chuyển hướng Nam Tây Nam lên theo sống núi đến mỏm núi tọa độ 20023'53"2 - 104043'08"0; chuyển hướng chung hướng Tây theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 20024'09"2 - 104041'20"3; chuyển hướng chung hướng Tây Nam theo sống núi xuống cắt suối Khúa tại tọa độ 20024'02"5 - 104041'19"0, lên theo sống núi rồi lại xuống gặp ngã ba suối Xia Tớp - suối Pa Khốm tại tọa độ 20023'24"5 - 104040'44"8, ngược dòng suối Pa Khốm đến điểm tọa độ 20023'00"9 - 104039'56"3, rồi tiếp tục theo sống núi qua mỏm tọa độ 20022'39"7 - 104039'04"4, xuống cắt khe nhỏ tại tọa độ 20022'31"3 - 104039'10"7, lên theo sống núi rồi lại xuống cắt suối Son tại tọa độ 20022'05"1 - 104038'10"8, rồi lên theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 20021'41"2 - 104037'22"8."

Để phần đất phía đông nam đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

Điều V. Đường biên giới ở khu vực Văng Áng Ngước từ đỉnh núi tọa độ 20010'08"8 - 104049'27"9 đến mỏm núi tọa độ 20008'39"5 - 104052'47"5 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1:25.000 số hiệu 5949 II-A, 5949 II-B của đoạn II (tương ứng với tọa độ 22G41'08" - 113G86'52" và tọa độ 22G38'29" - 113G92'38" đo trên hai mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sam Teu 70-E, số 19) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

"Từ đỉnh núi tọa độ 20010'08"8 - 104049'27"9 đường biên giới theo sống núi hướng chung hướng Đông Nam qua yên ngựa tọa độ 20009'37"3 - 104049'36"5, mỏm núi tọa độ 20009'18"6 - 104050'21"8 xuống gặp suối áng Ngước Tớp tại tọa độ 20008'54"5 - 104050'42"9, rồi xuôi dòng suối áng Ngước Tớp đến gặp Nậm Niêm tại tọa độ 20008'44"3 - 104051'30"9, rồi xuôi dòng Nậm Niêm đến ngã ba Nậm Niêm - suối áng Ngước Nọi tọa độ 20008'45"3 - 104051'32"7 ngược dòng suối áng Ngước Nọi đến mỏm núi tọa độ 20008'30"0 - 104052'07"2, chuyển hướng chung hướng Đông Đông Bắc theo sống núi đến mỏm núi tọa độ 20008'39"5 - 104052'47"5."

Điều VI. Đường biên giới ở khu vực Piêng Tần, bản Đục từ mỏm núi tọa độ 20005'00"0 - 104059'04"1 đến đỉnh núi đầu nguồn Nặm Hàn tọa độ 19059'42"6 - 104055'26"5 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1:25.000 số hiệu 5949 II-D, 5948 I-B của đoạn H (tương ứng với tọa độ 22G31'47" - 114G04'31" tọa độ 22G21'95" - 113G98'00" đo trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sem Teu 70-B, số 19) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

"Từ mỏm núi tọa độ 20005'00"0 - 104059'04"1 đường biên giới theo hướng chung hướng Nam Tây Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20004'45"0 - 104058'07"5 đến cắt suối Pa Hốc tại tọa độ 20003'36"0 - 104058'38"7, lên theo sống núi rồi lại xuống cắt suối Khẹo tại tọa độ 20003'09"1 - 104058'02"9; lên cắt đường ô tô cũ tại tọa độ 20003'07"4 - 104058'02"1, chuyển hướng chung hướng Tây Nam theo sống núi qua đỉnh núi Phu Huột tọa độ 20002'41"5 - 104057'09"6, rồi xuống cắt suối Cánh Cóm tại tọa độ 20002'01"0 - 104056'18"0, lên theo sống núi qua đỉnh núi Cánh Phạ tọa độ 20001'34"5 - 104055'59"5, đỉnh núi tọa độ 20000'48"3 - 104055'18"9, đỉnh núi tọa độ 20000'07"6 - 104055'12"5 đến đỉnh núi tọa độ 20000'00"0 - 104054'56"1; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 19059'39"0 - 104055'08"2; chuyển hướng chung hướng Đông Đông Bắc theo sống núi đến đỉnh núi đầu nguồn Nặm Hàn tọa độ 19059'42"6 - 104055'26"5."

Để bản Ruộng, bản Khẹo, bản Đục thuộc về Việt Nam.

Điều VII. Điều III của Hiệp ước hoạch định được sửa đổi như sau:

1. Đường biên giới trên tất cả các đoạn sông suối biên giới từ Bắc đếnNam được hoạch định thống nhất theo nguyên tắc sau đây:

a) Sông biên giới mà tàu thuyền đi lại được thì đường biên giới đi giữa lạch của sông hoặc đi giữa lạch chính của sông nếu sông có nhiều nhánh vào lúc mức nước thấp nhất.

b) Sông suối biên giới mà tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi giữa sông suối.

Đường biên giới trên tất cả các đoạn sông suối biên giới được miêu tả và thể hiện đi về một bên bờ trong Hiệp ước hoạch định và  trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đính theo Hiệp ước cũng như trong các biên bản phân giới trên thực địa và cắm mốc và sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1:25.000 có liên quan làm trước khi có Hiệp ước bổ sung này đều không có giá trị.

  Việc hủy bỏ những mốc không cần thiết và xây những mốc mới trên các đoạn sông suối biên giới được sửa đổi theo khoản 1, Điều VII của Hiệp ước bổ sung này sẽ do hai Bên bàn bạc quyết định.

2. Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối biên giới, đường biên giới đi chính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối như thế nào:

3. Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông suối biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về Việt Nam, nếu ở phía Lào thì thuộc về phía Lào.

Những cù lao và bãi bồi nằm trên sông, suối biên giới mà đường biên giới đi qua thì quy định chia những cù lao và bãi bồi đó như đã nói ở đoạn một, khoản 3 Điều VII này.

Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết song hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói ở đoạn một khoản 3 Điều VII này.

4. Trường hợp sông hoặc suối biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai Bên không có thỏa thuận nào khác.

Điều VIII. Việc xử lý các mốc không cần thiết cũng như việc cắm các mốc quốc giới mới nói ở Điều VII trên đây sẽ được ghi vào một Nghị định thư có chữ ký của đại diện hai nước. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày Chính phủ hai nước trao đổi công hàm phê duyệt và trở thành phụ lục của Hiệp ước hoạch định về Hiệp ước bổ sung này.

Điều IX. Các điều khoản khác của Hiệp ước hoạch định không được Hiệp ước bổ sung này sửa đổi vẫn có hiệu lực.

Điều X. Đường biên giới được sửa đổi nêu từ Điều I đến Điều VI nói trên được thể hiện trên mười ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1:25.000 mang số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D, 5750 I- B. 5850 I-A, 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV-C, 5949 IV-D, 5949 II-A, 5949 II-B, 5949 II-D, 5948 II-B.

Mười ba mảnh sơ đồ nói trên là phụ lục của Hiệp ước bổ sung này và lần lượt đánh số là:

- Phụ lục 1 gồm ba mảnh mang số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D của khu vực ba bản Na-luống, Na-ún, Na-son.

- Phụ lục 2 là mảnh mang số hiệu 5750 I-B của khu vực Na-cay, Na-hói.

- Phụ lục 3 là mảnh mang số hiệu 5850 I-A của khu vực Phu Ta Mê.

- Phụ lục 4 gồm 4 mảnh mang số hiệu 5949 IV-A, 5949 IV- B, 5949 IV-C, 5949 IV-D của khu vực Na Ham.

- Phụ lục 5 gồm hai mảnh mang số hiệu 5949 II-A, 5949 II-B của khu vực Văng Áng Ngước.

- Phụ lục 6 gồm hai mảnh mang số hiệu 5949 II-D, 5949 I- B của khu vực Piêng Tần - bản Đục.

Điều XI. Hiệp ước bổ sung này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn. Việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ tiến hành tại Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo bienphongvietnam.vn

Tin Liên Quan

Quốc tế đánh giá cao Việt Nam về chính sách du lịch thông thoáng

Trang mạng du lịch Traveloffpath.com vừa đăng bài viết đánh giá tích cực các quy định nhập cảnh Việt Nam áp dụng giúp thu hút du khách quốc tế.

Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào năm 1977

Hiệp định xác định giao điểm đường biên giới giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Cam-pu-chia và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một số tư liệu lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo ở ngoài khơi Việt Nam: quần đảo Hoàng Sa chỗ gần nhất cách đảo Ré, một đảo ven bờ của Việt Nam, khoảng 120 hải lý; cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý về phía Đông; quần đảo Trường Sa chỗ gần nhất cách Vịnh Cam Ranh khoảng 250 hải lý về phía Đông…

Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; (18/11/2009)

Nhằm củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy phát triển thương mại và qua lại của nhân dân hai nước; trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân...

Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa

Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 30 tháng 12 năm 1999 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước; góp phần đáng kể vào việc thực hiện chính sách đối ngoại...