Tổng thống Mỹ Obama tuyên thệ nhậm chức

Trước 12 giờ trưa ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 4 năm lần thứ 2 trong buổi lễ kéo dài khoảng 30 phút trong Phòng Xanh của Nhà Trắng. 
Buổi tuyên thệ diễn ra 1 ngày trước lễ nhậm chức trước công chúng vào ngày 21/1. Với sự chứng kiến của hàng trăm ngàn người tại Quảng trường Quốc gia (National Mall), Tổng thống Obama, một lần nữa, sẽ đặt tay lên quyển Thánh kinh đã được Tổng thống Abraham Lincoln sử dụng trong lễ nhậm chức vào năm 1861. Ông cũng sẽ sử dụng quyển Thánh kinh thứ hai thuộc về nhà lãnh đạo tranh đấu cho dân quyền, cố Mục sư Martin Luther King Jr.,.

 

Trước đó, Phó Tổng thống Biden đã tuyên thệ nhậm chức tại dinh của ông ở Naval Observatory trong thủ đô Washinton.

Nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Obama bắt đầu với đầy thách thức, nhất là về kinh tế và chính trị nội bộ. Kinh tế Mỹ năm 2012 vẫn diễn biến phức tạp do những tác động còn nặng nề của cuộc đại suy thoái 2007-2009.

Đà phục hồi vẫn chưa vững chắc của nền kinh tế tiếp tục làm căng thẳng thị trường lao động, với tỷ lệ thất nghiệp trong năm tuy đã khá hơn năm 2011 nhưng đến tháng 11/2012 vẫn ở mức cao 7,7%, với tổng số hơn 12 triệu người.

Chi nhiều, thu ít khiến ngân sách tài khóa 2012, kết thúc ngày 31/9/2012, bị thâm thủng 1.089 tỷ USD so với 1.297 tỷ USD của tài khóa 2011.

Đây là năm thứ 4 liên tiếp, cán cân thu chi ngân sách bị thâm hụt trên 1.000 tỷ USD, làm gia tăng khoản nợ quốc gia dự kiến sẽ chạm trần 16.394 tỷ USD vào giữa tháng 2/2013, chiếm khoảng 105% GDP, chia bình quân mỗi người Mỹ phải mang nợ xấp xỉ 52.000 USD.

Trong 4 năm cầm quyền đầu tiên của ông Obama, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng 55%, từ 10.600 tỷ lên 16.400 tỷ USD.

Về đối ngoại, năm 2012, cộng đồng thế gới đã chứng kiến nhiều bước đi cụ thể của Nhà Trắng nhằm thực hiện sự chuyển dịch trọng điểm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, quốc phòng và an ninh. Trong sự chuyển dịch trọng điểm chiến lược này, Đông Nam Á, trong đó có vấn đề an ninh Biển Đông, được chính quyền Obama quan tâm và coi trọng.

Hơn 51% cử tri đại diện cho 315 triệu người Mỹ ngày 6/11/2012 đã một lần nữa tín nhiệm giữ ông Obama ở lại Nhà Trắng thêm nhiệm kỳ 4 năm. Thuận lợi có, nhưng thách thức cũng nhiều. Hơn ai hết, cử tri và người dân Mỹ đang đặt một lần nữa lại đặt kỳ vọng vào những gì mà ông Obama đã hứa đi hứa lại nhiều lần cả trong cuộc tranh cử năm 2008 và trong chiến dịch tái tranh cử năm 2012 vừa qua.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...