[Ảnh] Nét đẹp dung dị của đồng bào các dân tộc thiểu số Sa Pa

Mảnh đất Sa Pa xinh đẹp là nơi quần cư của 5 dân tộc thiểu số, gồm Mông, Tày, Giáy, Dao và Xá Phó. Mỗi dân tộc có vẻ đẹp riêng về phong tục, tập quán, trang phục, đời sống văn hóa tinh thần, làm nên vẻ đẹp đậm đà bản sắc của vùng cao Sa Pa.

Mảnh đất Sa Pa xinh đẹp là nơi quần cư của 5 dân tộc thiểu số, gồm Mông, Tày, Giáy, Dao và Xá Phó. Mỗi dân tộc có vẻ đẹp riêng về phong tục, tập quán, trang phục, đời sống văn hóa tinh thần, làm nên vẻ đẹp đậm đà bản sắc của vùng cao Sa Pa.

Người Mông có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc. Mỗi lễ hội là không gian thực hành, trao truyền những nét văn hóa truyền thống riêng có của cộng đồng.

Phụ nữ Dao đỏ có tài thêu thùa, may vá làm thổ cẩm. Bất cứ đi đâu, làm gì miễn đôi tay được nghỉ ngơi là chị em lại thoăn thoắt những mũi kim để thêu họa tiết, hoa văn thổ cẩm trên mảnh vải nhuộm chàm màu xanh đen. Với người Dao, trang phục truyền thống có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà còn trong đời sống tâm linh. Do đó, mặc trang phục truyền thống những dịp lễ, tết là điều không thể thiếu trong cộng đồng người Dao.

Ở Sa Pa, người Tày sinh sống ở một số xã vùng thấp, như Mường Bo, Liên Minh, Bản Hồ. Người Tày có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú. Những điệu xòe, hát then, điệu đàn tính vẫn được lưu truyền từ ngàn đời nay. Hiện nay, ở các địa phương đã thành lập các câu lạc bộ nhằm giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Tày.

Từ xa xưa, người Giáy Sa Pa đã có nghề se lanh, dệt vải, tự làm trang phục để sử dụng hằng ngày. Người Giáy yêu thích màu sắc, nên vải làm áo thường có màu sắc sặc sỡ. Các màu kết hợp trên áo luôn hài hòa, tạo ra điểm nhấn trên trang phục.

Người phụ nữ Xá Phó rất giỏi thêu thùa. Những bộ trang phục truyền thống của cả gia đình đều do một tay họ làm nên. Trang phục của nam giới chỉ có một màu chàm đen, còn trang phục của nữ là những họa tiết, hoa văn sặc sỡ.

Người Xá Phó có tục quét làng trong những ngày đầu năm mới, nhằm xua đuổi tà ma, những điều không may mắn ra khỏi căn nhà và ngôi làng của mình.

https://baolaocai.vn/anh-net-dep-dung-di-cua-dong-bao-cac-dan-toc-thieu-so-sa-pa-post392009.html

Theo Tô Dung - Phạm Bằng/Báo Lào Cai điện tử

Tin Liên Quan

Chinh phục “ngưu vương” Tây Bắc

Nhìu Cồ San là đỉnh núi cao thứ 8 của Việt Nam, hấp dẫn nhiều người khao khát chinh phục bởi địa hình và thảm thực vật thay đổi rõ rệt theo độ cao. Tuy nhiên để lên được tới đỉnh ngọn núi này là điều không đơn giản.

[Ảnh] Lễ hội hoa sen đá trong mùa săn mây đẹp nhất năm tại Sa Pa

Mở đầu cho chuỗi hoạt động kích cầu lớn nhất năm 2024 tại thị xã Sa Pa, ngày 29/10, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Lễ hội Hoa sen đá với chủ đề “Chào ánh nắng, chào yêu thương”.

Hơn 100 doanh nghiệp du lịch Sa Pa chung tay kích cầu, ưu đãi đến 50%

Ngày 29/10, UBND thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Nghề thủ công ở Lào Cai xuất hiện từ rất sớm. Làng người Mông thường có một, hai hộ làm nghề rèn đúc, sửa chữa nông cụ, chạm khắc bạc, làm đồ trang sức. Làng người Tày lưu giữ nghề trồng bông dệt vải, bán vải chàm, vải bông ở các chợ vùng cao...

[Ảnh] Bắc Hà mùa thu

Mùa thu, Bắc Hà đẹp mê mẩn với những ngọn núi bao phủ trong mây trắng bồng bềnh, đồi hoa tam giác mạch đang mùa bung nở, các thiếu nữ xúng xính váy áo xuống chợ phiên...

Lên Y Tý ngắm nhà Trình tường

Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ, không khí trong lành.