Di tích Cổ Loa đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt

Việc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, đã một lần nữa khẳng định giá trị quần thể di tích kinh thành Cổ Loa từ giá trị vật thể đến giá trị phi vật thể là di sản quý báu của quốc gia, phải được gìn giữ để mãi là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng Di tích quốc gia đặc biệt cho lãnh đạo UBND TP Hà Nội - Ảnh VGP/Từ Lương


Ngày 14/2 (mùng 5 Tết), trong không khí đón chào xuân mới, UBND thành phố Hà Nội, cùng nhân dân xã Cổ Loa, huyện Đông Anh đã tổ chức đón nhận bằng Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ di tích Cổ Loa.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, các Bộ, ngành Trung ương và bà Katherine Muller Marin – Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam tham dự.

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương dâng hương Đền thờ An Dương Vương - Ảnh VGP/Từ Lương

Theo lịch sử, thành Cổ Loa xuất hiện  vào năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã quyết định chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành) với vai trò là quân thành, đô thành và thị thành.

Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha. Khu vực Cổ Loa hiện có khoảng 60 di tích (trong đó có 7 di tích cấp quốc gia), bao gồm các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ khảo cổ học.

Trong lòng đất của Cổ Loa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và khảo cổ học vô cùng đặc biệt và phong phú, điều đó cho thấy sự phát triển liên tục của nền văn minh sông Hồng.

Di tích Cổ Loa là 1 trong 10 di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh trong cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt ngày 27/9/2012.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Việc công nhận Cổ Loa là di tích quốc gia đặc biệt không những khẳng định giá trị hào hùng của di tích lịch sử Cổ Loa mà còn khẳng định những giá trị văn hoá ở nơi đây… Có thể thấy Cổ Loa đã giữ vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử lập nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta. Lễ hội Cổ Loa hàng năm cho thấy sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư vùng thành Cổ Loa với vị vua đầu tiên người đã trở thành vị thần bảo trợ cho đời sống tinh thần cho muôn đời con cháu”.

 

Các tiết mục nghệ thuật chào mừng việc trao Bằng Di tích quốc gia đặc biệt cho di tích Cổ Loa - Ảnh VGP/Từ Lương

Với việc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, đã một lần nữa khẳng định giá trị quần thể di tích kinh thành Cổ Loa từ giá trị vật thể đến giá trị phi vật thể là di sản quý báu của quốc gia, phải được gìn giữ để mãi là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Phó Thủ tướng đề nghị Thành phố Hà Nội cần phát huy tối đa giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của di tích để giới thiệu, quảng bá, đưa di tích quốc gia đặc biệt trở thành điểm đến hấp dẫn của bản đồ du lịch Thủ đô. Bên cạnh đó, Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa phải trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống đối với giới trẻ và cũng là nơi để bạn bè quốc tế tìm hiểu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Được biết, trong thời gian tới, khu di tích Cổ Loa sẽ được UBND TP Hà Nội đầu tư xây dựng thành “Công viên Lịch sử – Sinh thái – Nhân văn” của Thủ đô rộng khoảng 860 ha.

 

Thành Cổ Loa có diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng thành (thành Nội, thành Trung, thành Ngoại) khép kín, đắp bằng đất, với tổng chiều dài trên 16 km. Khu di tích đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962.

Trong hơn 40 năm qua, các nhà khảo cổ học đã tiến hành 3 đợt khai quật khảo cổ quy mô lớn tại khu vực này (1970, 2005, 2007 – 2008). Kết quả khai quật cho thấy, trong lịch sử thành Cổ Loa đã trải qua ít nhất 3 lần đắp, mà dấu tích liên quan còn được biểu hiện qua các di tích: lũy phòng thủ, di tích bếp, cụm gốm Đông Sơn, lò nung gạch, ngói có niên đại thế kỷ XVIII - XIX... 


(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chính sách xã hội

Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn quốc giảm 1%, còn ở mức 1,93% là cố gắng lớn của chúng ta trong điều kiện thiên tai, lũ bão liên tiếp xảy ra.Tỉ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép. Các chính sách về người có công, giảm nghèo bền vững dành cho người yếu thế đang được thực hiện một cách có hiệu quả.

Thủ tướng: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế 'xin - cho', sách nhiễu

Phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế một cách tích cực nhất, hiệu quả nhất, kiên quyết, kiên trì, dứt khoát xóa bỏ cơ chế "xin - cho", sách nhiễu, làm cản trở sự phát...

Những kết quả đạt được về KT-XH là rất tích cực, khả quan

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị… Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đạt nhiều thành tựu nổi bật về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng ổn định, khả quan, bất chấp thách thức toàn cầu, xuất khẩu mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài tích cực, khẳng định vị thế Việt Nam...

Đưa quan hệ Việt Nam-Qatar bước vào một giai đoạn mới, mạnh mẽ hơn, toàn diện hơn, tin cậy sâu sắc hơn

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vừa có cuộc trả lời phỏng vấn Báo ASIAN Telegraph (Qatar) nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhà nước Qatar.

Thủ tướng: Việt Nam bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động với tầm nhìn trăm năm

Sáng 30/10, tại Thủ đô Riyadh, Saudi Arabia, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sulaiman AIRumaih, Giám đốc Điều hành, và ông Mohammed Al-Obaid, Giám đốc Chiến lược Công ty SALIC.

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên