Phát triển hiệu quả ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Xác định công nghiệp điện tử là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, năm 2013 và những năm tiếp theo, Nhà nước sẽ tiếp tục có những đầu tư thỏa đáng để vực dậy những doanh nghiệp điện tử, bắt kịp xu hướng hội nhập của khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Bức tranh ngành công nghiệp điện tử
Công nghiệp điện tử Việt Nam cần linh hoạt để nắm bắt kịp các xu hướng thế giới. (Ảnh: HNV)
|
Thực tế cho thấy, Nhà nước ta rất quan tâm tạo điều kiện về chính sách để phát triển công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, vấn đề không kém phần quan trọng như tài chính, thị trường... lại chưa có gì là cụ thể. Nhà nước, không chỉ là một khách hàng lớn của các sản phẩm điện tử "sản xuất tại Việt Nam" mà còn có một trọng trách là thể hiện vai trò "bà đỡ" thực thụ chứ không phải trên lý thuyết!
Nhìn lại lịch sử phát triển của ngành điện tử Việt Nam thì bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ 20, ngành mới chính thức bước vào một giai đoạn cơ cấu lại để đi vào phát triển. Đó là thời điểm Việt
Cũng theo VEIA, trước năm 1996, ngành điện tử Việt Nam còn chưa có sản phẩm xuất khẩu thì đến nay đã có sản phẩm xuất khẩu đi gần 50 nước trong khu vực và trên thế giới. Từ năm 2005 trở lại đây, ngành liên tục đứng trong top 10 các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt
Tuy nhiên, ngành vẫn tồn tại những bất cập mà nếu không tính toán để tháo gỡ thì cơ hội phát huy các lợi thế lẫn tiềm năng sẽ trở rất mong manh. Hiện nay, cơ cấu sản phẩm trong ngành đang có sự lệch pha, nghiêng về điện tử tiêu dùng trong khi điện tử chuyên dụng lại rất ít, tỷ lệ chênh lệch là 7/3. Bên cạnh đó, đầu tư vào trình độ công nghệ khá thấp, chỉ đạt khoảng 40-50 triệu USD/ nhà máy quy mô lớn khiến để có một bước nhảy vọt cho tương xứng với tiềm năng của ngành trước mắt sẽ là bất khả thi. Ngoài ra, ngành công nghệ phụ trợ sản xuất phụ tùng linh kiện đi theo hỗ trợ công nghiệp điện tử trong nước đang phát triển chậm và không đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất, khiến chính các nhà sản xuất quốc tế khi đầu tư vào Việt Nam thường cân nhắc, hoặc cũng kéo theo các doanh nghiệp đầu tư công nghệ phụ trợ, hoặc nhập khẩu từ thị trường bên ngoài.
Một khó khăn không nhỏ đối với sức bật của ngành là phần lớn các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chủ yếu vừa và nhỏ, chỉ có quy mô khoảng vài triệu USD/ doanh nghiệp nên khó cạnh tranh với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đó là lý do vì sao thị trường trong nước bị chiếm lĩnh 80% bởi doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (số liệu tính đến hết năm 2011). Doanh nghiệp nước ngoài cũng chiếm đến 95% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Trong tương lai, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp tục có lợi thế và đà tiến đã sẵn trong khi doanh nghiệp Việt
TS Nguyễn Thị Tuệ Anh, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phân tích, các doanh nghiệp Việt
Triển vọng của ngành công nghiệp điện tử
Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, công nghệ của ngành công nghiệp điện tử Việt
Các chuyên gia dự báo, thị trường điện tử thế giới sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới, với mức tăng trưởng bình quân 8 - 10%/năm, trong đó sản phẩm chuyên dùng tăng trưởng mạnh hơn (9-10%) trong khi sản phẩm điện tử tiêu dùng chậm hơn, chỉ khoảng 5%. Các sản phẩm được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, bao gồm các thiết bị kỹ thuật số 15 - 18%, thiết bị viễn thông đặc biệt là điện thoại di động sẽ tăng trưởng rất mạnh, từ 12 đến 15%, máy vi tính nhất là máy tính xách tay sẽ có mức tăng trưởng cao, 10 - 12%. Tuy nhiên, ngành vẫn có một số lợi thế nhất định. Đối với Việt Nam, lợi thế về vị trí địa lý, tình hình chính trị xã hội ổn định, nguồn nhân lực trẻ dồi dào, chi phí sản xuất thấp cùng với môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch đang thu hút nhiều nhà đầu tư FDI vào Việt Nam và dịch chuyển cơ cấu sản xuất từ một số nước trong khu vực sang Việt Nam là lợi thế lớn nhất.
Sau khi gia nhập WTO, ngành điện tử đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ với nhiều dự án lớn ứng dụng công nghệ cao, kéo theo các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ vệ tinh xung quanh, khiến vấn đề cạnh tranh gay gắt càng được đặt ra. doanh nghiệp Việt
Mấu chốt cơ bản để doanh nghiệp điện tử có thể có động lực và nền tảng khai thác được các thị trường quốc tế, là sự hỗ trợ trong vấn đề thanh toán từ phía các tổ chức tín dụng lớn. Một cơ chế tín dụng tài trợ thanh toán hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp này có hy vọng vượt qua những hạn chế hiện thời và sớm gia tăng giá trị trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.
Năm 2013, VEIA dự kiến sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Dự kiến một Diễn đàn công nghiệp điện tử quốc tế tại Việt Nam, quy tụ những quốc gia có nền công nghiệp điện tử phát triển như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ… cùng đến Việt Nam sẽ là cơ hội để doanh nghiệp Việt có thể thu hút đầu tư qua các phương thức liên doanh, liên kết, trở thành doanh nghiệp vệ tinh cho những thương hiệu điện tử quốc tế hàng đầu.
Tìm hướng đi phù hợp trong xu hướng hội nhập
Các doanh nghiệp Việt Nam nên tham gia vào dây chuyền giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp điện tử thế giới trên cơ sở xác định rõ những công đoạn nào hoặc những sản phẩm giá trị gia tăng nào mà mình có khả năng làm tốt, để có vị trí trong ngành công nghiệp điện tử khu vực và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư phát triển theo chiều sâu thay vì trải dài theo chiều rộng như hiện nay, đặc biệt cần chủ động tìm kiếm đối tác ở các nước có nền công nghiệp điện tử phát triển để tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ... Song song, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển các sản phẩm mới, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Để làm được như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm mà mình có thế mạnh nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao để có thể tham gia vào hệ thống sản xuất khu vực. Cần chú trọng phát triển sản xuất phụ tùng linh kiện và công nghiệp phụ trợ.
Theo ông Hồ Lê Nghĩa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương, cần sớm thực hiện các giải pháp cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển mạnh các phương thức liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các doanh nghiệp nội địa và những tập đoàn lớn. Chính phủ cần nhanh chóng thiết lập các cơ quan đầu mối chuyên trách nhằm tìm kiếm, đánh giá và tham vấn cho đối tác nước ngoài và DN trong nước; tạo những ưu đãi cần thiết cho khối doanh nghiệp công nghiệp để hỗ trợ ngành điện tử. Những ưu đãi này được xác lập dựa trên thực tế của các doanh nghiệp và không vi phạm cam kết WTO. Song song đó, xây dựng thí điểm một số KCN hỗ trợ ngành điện tử với các ưu đãi đặc thù. Quan trọng là công nghiệp điện tử cần hình thành ở quy mô Nhà nước và coi đó là công nghiệp then chốt, phát triển lâu dài chương trình Nhà nước về liên kết sản xuất quốc tế giữa các DN công nghiệp hỗ trợ với các DN lắp ráp và lựa chọn hình thức liên kết sản xuất quốc tế phù hợp…
Đa số các chuyên gia trong ngành đều nhất trí rằng, thay vì “sống chết” để phát triển công nghiệp điện tử, Việt Nam có thể chọn con đường ngắn nhất phù hợp với khả năng vốn có, chẳng hạn liên kết phát triển phần mềm tin học. Lĩnh vực này chủ yếu cạnh tranh chất xám, không cần đầu tư lớn, công nghệ tin học lại phát triển rất nhanh, chúng ta có thể bắt kịp mà không cần phải có nền tảng từ quá khứ. Đây là cơ hội, vấn đề là làm sao có chiến lược phát triển liên kết trong lĩnh vực phần mềm tin học. Trong lĩnh vực này, sự hỗ trợ của Nhà nước cũng dễ dàng hơn nhưng tiếc là đến nay chúng ta vẫn chưa có chiến lược cụ thể.
Một năm mới đang về, hy vọng, với những phân tích và đánh giá cụ thể, khách quan, cộng với những điều chỉnh hợp lý về chính sách và đầu tư, ngành công nghiệp điện tử sẽ có nhiều khởi sắc, thực sự “cất cánh” góp phần quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH đất nước./.