Bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Nhiều bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ đều cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
"Dư địa đồ" đời Nguyên
 
"Dư địa chí đồ" đời Nguyên của Chu Tư Bản. (Ảnh: Báo Đà Nẵng).
 
Dư địa chí đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quản Như Đồ của La Hồng Tiên quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Thiên hạ thống nhất, Chi Đồ
 
"Thiên hạ thống nhất, Chi Đồ" đời Minh. (Ảnh: Báo Đà Nẵng).
 
 
"Thiên hạ thống nhất, Chi Đồ" đời Minh, trong Đại Minh nhất thống chí, năm 1461, quyển đầu đã vẽ cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ
 
"Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ" của Trần Tố Thụ. (Ảnh: Báo Đà Nẵng).
 
 
Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong Hoàng Minh chức phương địa đồ của Trần Tố Thụ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ
 
Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo “Nội phủ địa đồ” gồm 26 mảnh mang tên “Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ" trong bản đồ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Quảng Đông tỉnh đồ
 
"Quảng Đông tỉnh đồ" năm 1897. (Ảnh: Báo Đà Nẵng).
 
 
"Quảng Đông tỉnh đồ" trong “Quảng Đông dư địa toàn đồ” do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn, không có bất kỳ quần đảo nào ở biển Đông.
 
Đại Thanh đế quốc vị trí quy hoạch đồ
 
"Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ" năm 1909. (Ảnh: Báo Đà Nẵng).
 
 
"Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ" năm 1909 đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa
 
Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”. (Ảnh: Tuổi trẻ)
 
Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Bản đồ năm 1919 của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa
 
Bản đồ lãnh địa Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa trong atlas “Trung Hoa bưu chính dư đồ”
do Trung Hoa Dân Quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh.
 
 
Cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (kích thước 61 x 71cm) do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc xuất bản lần đầu năm 1919 ở Nam Kinh bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp. Trong đó gồm 1 Index map và 46 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc lúc bấy giờ.
 
Đây là bản đồ đầu tiên của Trung Quốc được nhà Thanh in theo kiểu Phương Tây. Trong đó hoàn toàn không thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc./.
Theo biendong.net

Tin Liên Quan

Căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến Chiến thắng Mùa xuân 1975

Thêm tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cuốn sách vừa được phát hiện mang tên "Khải đồng thuyết ước” được xác định là cuốn sách viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thời vua Tự Đức, ghi chép về thiên văn, địa lý do soạn giả Kim Giang Phạm Phục Trai thi Ân khoa năm Thiệu Trị thứ...

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các bản đồ nước ngoài

Hiện tại các trung tâm lưu trữ trên thế giới còn lưu giữ nhiều bản đồ cổ, trong đó thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XIV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XIII

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...