Thái Lan triển khai dự án khu vực kinh tế biên giới hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN

Bộ Công nghiệp Thái Lan đã bắt đầu triển khai một dự án nhằm phát triển hệ thống quản lý hậu cần công nghiệp tại các khu vực kinh tế biên giới, chuẩn bị cho việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE). Kế hoạch này nhằm hưởng ứng chính sách của Chính phủ Thái Lan mong muốn thúc đẩy hợp tác chiến lược với các nước láng giềng và tăng cường biên mậu.
 
  Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Phó Vụ trưởng Vụ Mỏ và Công nghiệp địa chất thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan, ông Tawat Polquamdee cho biết Chính phủ Thái Lan nhận thấy rằng một vài khu vực biên giới có thể trở thành khu công nghiệp khi AEC được hình thành vào năm 2015. Việc đầu tư vào các siêu dự án theo kế hoạch, đặc biệt là xây dựng thêm các mạng lưới kết nối giao thông, sẽ đóng góp cho việc phát triển công nghiệp ở mỗi khu vực kinh tế biên giới.

Trong giai đoạn đầu, các khu vực biên giới Thái Lan - Mianma, Thái Lan - Campuchia và Thái Lan - Lào sẽ được chọn làm điểm mẫu để triển khai hệ thống quản lý hậu cần. Các khu vực này sẽ được sử dụng để vừa nghiên cứu và thực hiện dự án.

Nếu việc nghiên cứu cho thấy một số sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt, các bên liên quan bao gồm cả chính quyền sẽ có những điều chỉnh thích hợp để tạo điều kiện cho dòng hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển hiệu quả ở mỗi khu vực kinh tế biên giới. Ông Tawat cho biết giai đoạn nghiên cứu sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 này và bước tiếp theo là áp dụng các hình mẫu đó trên cả 12 điểm ở tất cả các khu vực biên giới. 

Dự kiến hệ thống quản lý hậu cần công nghiệp sẽ được chia làm hai nhóm, trong đó nhóm thứ nhất liên quan tới ô tô và phụ tùng ô tô, còn nhóm thứ hai gồm hàng điện dân dụng và điện tử. Các kế hoạch sẽ được triển khai đối với cả hai nhóm để chuẩn bị cho việc hội nhập của ASEAN. Hai nhóm hàng công nghiệp này đều có cơ hội mở rộng trên thị trường ASEAN.

Thái Lan được đánh giá là nơi có vị trí thích hợp cho việc trở thành trung tâm hậu cần của ASEAN, nơi sẽ trở thành thị trường gồm 600 triệu dân một khi AEC được hình thành./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...