Dẫn chúng tôi trên con đường bê tông liên thôn, Bà Lê Thị Thu, Chủ tịch Hội nông dân xã Cốc San, huyện Bát Xát chia sẻ với chúng tôi với niềm tự hào: “Ở thôn Luổng Đơ chủ yếu là người dân tộc Giáy sinh sống, hầu như nhà nào cũng có ao thả cá làm giàu, có của ăn, của để và xây được những ngôi nhà khang trang thế này, đều nhờ cả vào nuôi giống cá chép của nhà bà Hoàng Thị Chắp và ông Hoàng Xuân Phú”.
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là 1 trong 3 phong trào thi đua trọng tâm của Hội Nông dân huyện Bắc Hà.
Huyện Bảo Thắng là địa phương có số mô hình kinh tế trang trại, gia trại lớn nhất tỉnh Lào Cai. Nhiều mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt có thu nhập lên đến cả tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, mô hình kinh tế trang trại của gia đình anh Trần Như Tôn, xã Phong Niên có thu nhập lên đến 1,4 tỷ đồng. Thông qua việc nuôi lợn nái lấy giống để nuôi lợn thương phẩm kết hợp trồng cây ăn quả quanh năm, mà kinh tế của gia đình nông dân Trần Như Tôn không những được đảm bảo mà ngày càng khấm khá và là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của huyện Bảo Thắng.
Xác định học và làm theo Bác phải bằng hành động và việc làm cụ thể, thiết thực, những năm qua, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai sâu rộng nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của hội viên về nội dung này.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy, là người cán bộ, đảng viên, phải gương mẫu đi đầu trong mọi việc để thúc đẩy phong trào, lôi cuốn mọi người làm theo. Xuân này, tôi lên Mường Khương, đến với những con người bình dị mà kiên trung nơi “đất thép” bốn mùa ngút ngàn sương gió, họ là những đảng viên như “cánh chim đầu đàn” nơi thượng nguồn sông Chảy hùng vỹ mà gian khó.
Sau gần 5 năm về nhận công tác, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Trường Chinh đã thổi “luồng gió mới” khiến vùng đất cằn cỗi Nậm Sài ngày một thay da đổi thịt. Nhiều mô hình phát triển kinh tế mới được áp dụng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.