Năm 1558, Nguyễn Hoàng nghe theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Cũng bắt đầu từ đó trên đất nước chúng ta diễn ra cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài trên hai trăm năm ở 9 đời chúa. Nguyễn Hoàng băng hà năm 1614, ở ngôi 56 năm, hưởng thọ 89 tuổi.
Hoàng Sa là quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong cương giới thống nhất của vương triều Nguyễn. Hầu hết các vua triều Nguyễn đều rất quan tâm đến Hoàng Sa vì đây là quần đảo tiền tiêu che chắn cho phần đất liền. Hơn nữa, Hoàng Sa còn là nơi nhiều thuyền buôn của các nước khác qua lại buôn bán.
Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể hiện và chứng minh rõ ràng qua các châu bản triều Nguyễn còn lưu lại đến nay.
Các nhà nước phong kiến Việt Nam xưa do ý thức được sâu sắc vị trí đặc biệt quan trọng của biển, đảo trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước nên từ rất sớm đã có chiến lược biển đảo và đề ra các chủ trương khai chiếm các quần đảo giữa Biển Đông. Để biến các chủ trương đó thành hành động thực tế, nhà nước đã tổ chức riêng các cơ quan với những lực lượng chuyên trách việc kiểm tra, kiểm soát bảo vệ và khai thác Biển Đông, trong đó đội Hoàng Sa là một trường hợp hết sức tiêu biểu.
Việt Nam có những văn bản pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ít nhất từ thế kỷ 17.
Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong ghi chép của thương nhân, giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam từ thế kỷ 17, 18, Trường Sa, Hoàng Sa là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
So với các chúa Nguyễn và Triều Nguyễn Tây Sơn, tầm nhìn hướng biển của hai vị vua đầu của Triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh, có một bước tiến mang tính chiến lược quan trọng.
Không chỉ kế tục xuất sắc hai hướng hành động của Chúa cha, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên còn vượt lên bằng tầm nhìn hướng biển mang tính chiến lược - Đó là vươn ra biển xác lập chủ quyền của mình ở những hòn đảo ven bờ, và quan trọng hơn là vươn xa làm chủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông.