Tầm nhìn hướng biển của các chúa Nguyễn
Năm 1558, Nguyễn Hoàng nghe theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Cũng bắt đầu từ đó trên đất nước chúng ta diễn ra cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài trên hai trăm năm ở 9 đời chúa. Nguyễn Hoàng băng hà năm 1614, ở ngôi 56 năm, hưởng thọ 89 tuổi.Sở dĩ Nguyễn Phúc Nguyên cùng quân dân Đàng trong lập được những kỳ tích đó bởi lẽ ông đã thu phục được Đào Duy Từ, người mà vua Lê, chúa Trịnh ở Đàng ngoài không dung nạp, đã trốn vào Đàng trong, đang sống ẩn dật với nghề dạy học ở chốn thôn quê. Sách Đại Nam thực lục, tập I, phần Tiền biên, trang 43 có ghi lại cuộc gặp gỡ giữa hai con người vốn xa lạ này và rồi Đào Duy Từ trở thành người cố vấn chính trị-quân sự thân cận nhất của Chúa.
Dưới sự cố vấn của họ Đào, lũy Trường Dục chạy từ chân núi Trường Dục tới bãi cát Hạc Hải (Nhật Lệ) được xây dựng nhanh chóng, trở thành thành lũy kiên cố, vững chắc, ngăn chặn quân Trịnh từ phía Bắc. Cùng với công trình quân sự đó, cũng theo lời khuyên của họ Đào, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở nước về phương Nam cho đến tận vùng cực nam Trung Bộ hiện nay. Có lẽ, cũng trong thời kỳ này mà xuất hiện tầm nhìn hướng biển của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Đó là vươn ra biển xác lập chủ quyền của mình ở những hòn đảo ven bờ và quan trọng hơn là vươn xa làm chủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông. Sách Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn đã xác nhận một sự thực:“Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã Yên Vĩnh bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển, lấy tháng Giêng ra đi nhận lãnh chỉ thị làm sai dịch. Đội Hoàng Sa này được cấp phát mỗi người sáu tháng lương”(1). Ở một chỗ khác, Lê Quý Đôn viết: “Họ Nguyễn còn thiết lập thêm đội Bắc Hải. Đội này không định trước bao nhiêu suất. Hoặc chọn lấy người thôn Tứ Chính thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn lấy người làng Cảnh Dương, lấy những người tình nguyện bổ sung vào đội Bắc Hải. Quan địa phương cấp phát phó từ và chỉ thị sai phái đội ấy đi làm công tác.
Nhà nước sai chức cai đội Hoàng Sa kiêm lãnh quản đốc đội Bắc Hải này, vì chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật kể trên mà thôi, còn như vàng bạc và các của cải quý báu thì ít khi họ tìm kiếm được”.(2)
Gần đây, chúng ta phát hiện nhiều thư tịch cổ liên quan đến đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn cho biết thêm những chứng cớ vững chắc về chủ quyền của ta trên hai quần đảo lớn đó. Hằng năm, người đảo Lý Sơn được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Mỗi cuộc đi ra đảo xa là muôn vàn khó khăn nên các Chúa Nguyễn đều cho mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi giây lạt và một tấm thẻ bài có khắc họ tên, quê quán để phòng nếu chẳng may hy sinh, đồng đội sẽ bó thi hài vào chiếu và thả xuống biển. Trước khi lên đường, thường vào tháng Hai Âm lịch, dân làng làm lễ gọi là “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”, tái hiện những hùng binh năm xưa trên những chiếc thuyền nan mỏng manh đã dong buồm vượt trùng dương gìn giữ bờ cõi, đồng thời làm những “ngôi mộ gió” – mộ chôn những hình nhân tượng trưng cho những người lính hy sinh vì Hoàng Sa.(3)
Ông mô tả tỉ mỉ địa lý, tài nguyên ở Hoàng Sa và Trường Sa, công việc khai thác của chúa Nguyễn đối với 2 quần đảo này.
(Theo sách Kỷ yếu Hoàng Sa của NXB Thông tin và Truyền thông).
Thời đó, Côn Đảo thường là nơi lui tới của bọn hải tặc. Để khẳng định chủ quyền của mình trên đảo này, chúa Nguyễn Phúc Chu ra lệnh cho Trấn thủ Trấn Biên Trương Phúc Phan (người Quảng Bình) đánh đuổi quân Anh ra khỏi đảo. Từ đó trở về sau, thực dân Anh mặc dù ở gần đó (thống trị Ma-lai-xi-a), nhưng không dám bén mảng vì đất này đã có chủ.
Dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Chu còn diễn ra nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với cương vực nước ta. Tháng Tám năm Mậu Tý, 1708, Mạc Cửu dâng nộp mảnh đất Hà Tiên mà ông đã có công khai phá cho chúa Nguyễn và ông được chúa Nguyễn trọng dụng, phong cho ông làm Tổng binh Trấn Hà Tiên. Mùa hạ, tháng 4 năm Tân Mão, 1711, Tổng binh Trấn Hà Tiên Mạc Cửu đến cửa Chúa tạ ơn và được Chúa Nguyễn Phúc Nguyên hậu thưởng. Cùng mùa hạ năm đó, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên sai cho lính ra đảo Trường Sa đo đạc, vẽ bản đồ.(7)
Rõ ràng, từ chúa Nguyễn Phúc Nguyên, đặc biệt dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tầm nhìn hướng biển mang tính chiến lược có sự phát triển liên tục, từ chiếm hữu đến khẳng định chủ quyền đất nước trên các đảo gần bờ và đặc biệt là hai quần đảo ngoài khơi xa Hoàng Sa và Trường Sa. Tầm nhìn hướng biển đó vẫn được tiếp tục dưới thời các chúa Nguyễn tiếp theo và đặc biệt được nâng cấp khi thành lập Vương triều Nguyễn năm 1802, bắt đầu từ Gia Long và tiếp nối mạnh mẽ hơn dưới thời vua Minh Mạng.
Gia Long, vị vua khai sáng Triều Nguyễn và vua Minh Mệnh sau này đã nâng cấp tầm nhìn hướng biển, không chỉ hai quần đảo đó, mà còn thực thi nhiều chính sách, nhiều giải pháp để khẳng định chủ quyền của mình trên các đảo gần bờ như Phú Quốc, Côn Lôn.
Thời chúa Nguyễn Phúc Chu, tháng Tư năm Tân Mão (1711) đã điều động quân lính và những người có trách nhiệm mang các phương tiện đo vẽ đi thuyền ra “đo bãi cát vàng Trường Sa dài ngắn, rộng hẹp bao nhiêu” (Đại Nam Thực lục, tập 1, trang 126). Sự kiện nổi bật nhất thời Gia Long trong việc khẳng định chủ quyền của quốc gia trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lễ thượng cờ và cắm mốc chủ quyền trên hai quần đảo đó. Sự kiện trọng đại ấy được miêu tả hết sức vắn tắt trong Đại Nam Thực lục, tập 1, trang 922 bằng một câu: “Sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”. Mười bảy năm sau, năm 1833, giám mục Giăng Lu-i Ta-be (Jean Louis Tarberd), người đã nhiều năm truyền giáo ở Đàng Trong (phần đất từ đèo Ngang trở vào) trong một công trình của mình đã viết khá rõ về sự kiện trọng đại đó: “Chúng tôi biết chắc là Hoàng đế Gia Long đã chú tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của ngài, vì vậy mà ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong (thời này xứ Đàng Trong được hiểu là nước Việt Nam chúng ta)” (1).
Tiếp tục ý tưởng của vua cha, năm 1833, Minh Mệnh đã nói với Bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị hại. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới, dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời” (sđd, tr.743). Tháng Sáu năm Ất Mùi (1835), Bộ Công cho dựng đền thờ thần ở đảo Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Đại Nam Thực lục có ghi: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lý ba bình” (muôn dặm sóng êm), cồn Bạch Sa (cát trắng) chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước (1 trượng bằng 10 thước, 1 thước đo đất bằng 0,47m) ngang với cồn cát, gọi là Bàn Than Thạch). Năm ngoái, vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây mới sai Cai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 4 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về” (2).
Vua Minh Mệnh đã có tầm nhìn vượt lên cả vua cha. Đó là việc ông ứng xử với đảo Phú Quốc và quần đảo Côn Lôn, những nơi có dân sinh sống, nhưng thường bị bọn hải tặc đến quấy nhiễu. Năm 1832, Minh Mệnh được tâu bọn hải tặc người Chà Và lên đảo Côn Lôn thuộc Phiên An (Gia Định) đón cướp thuyền buôn, lên bờ đốt nhà, cướp của dân ta. Vua suy nghĩ Côn Lôn và Hà Tiên đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc, thế mà thường có giặc biển ẩn hiện, liền truyền dụ cho quan thành chọn đất hai chỗ ấy, xây đặt pháo đài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ. Cư dân cũng được cấp cho khí giới để cùng phòng giữ. Lại chuyển sức cho 5 trấn trong thành hạt, ra lệnh cho các làng sở tại ven biển đều sẵn sàng thuyền bè khí giới, nếu thấy thuyền giặc đến gần bờ, tức thì cùng nhau tiếp ứng góp sức đánh bắt (3).
không có Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: Sách “Kỷ yếu Hoàng Sa”- Nxb Thông tin và Truyền thông.
Lời tâu của Bộ Binh quá hay nên vua Minh Mệnh không chỉ chuẩn y mà còn gợi mở cho ông một ý tưởng thú vị: Lập làng nơi đây. Công việc đó khởi đầu từ Minh Mệnh với những chính sách rõ ràng, minh bạch như sử dụng những người dân di cư tự do ra đây từ trước, những người bị phát vãng, lính hết thời hạn phục vụ muốn ở lại đảo. Bằng chính sách có lợi cho dân, ông đã điều khiển một luồng dân từ trong đất liền di cư ra đảo lập nên làng mang tên An Hải năm 1840. Như vậy quá trình hình thành một làng trên đảo Côn Lôn diễn ra ròng rã trong 12 năm, khi Minh Mệnh không còn trên đời nữa. (6)
Đối với những tàu thuyền nước ngoài, phần lớn là thuyền đánh cá nhà Thanh (Trung Quốc) xâm phạm lãnh hải của ta, vua Minh Mệnh cho xử lý một cách kiên quyết, không khoan nhượng. Trấn Quảng Yên có trên 300 thuyền đánh cá của nhà Thanh đậu lâu ở phần biển Cát Bà. Quan Bắc Thành đã sai trấn thủ Nguyễn Văn Đoái đem hơn 20 chiếc binh thuyền thân đến nơi khuyên họ đi. Lại sai Phó thống thập cơ Tiền quân là Lương Văn Liễu đem 15 thuyền binh tiến theo để làm thanh ứng. Sự việc được tâu lên triều đình, vua xuống dụ: “Thuyền Thanh vài trăm chiếc mà thuyền của ta chỉ có hơn 30 chiếc, nếu hắn cự lại thì lấy gì mà địch. Phái thêm binh thuyền và chở nhiều súng đạn quân nhu đi ứng tiếp. Nếu chúng nghe lời thì thôi, bằng không thì góp sức vào cố đánh dẹp” (7).
Nhưng đối với những thuyền buôn, thuyền đánh cá các nước gặp nạn trôi dạt vào các đảo thuộc chủ quyền của ta, hoặc dạt vào cảng, bến cảng dọc bờ biển nước ta thì Minh Mệnh đối xử với cương vị là một đất nước có văn hiến. Chẳng hạn, Tháng Tám năm Kỷ Sửu (1829), thuyền của A Sinh, người Chà Và được quốc trưởng phái đến đảo Câu Mạch khai thác yến sào, không may gặp bão trôi dạt vào đảo Côn Lôn. Khi được tâu lên, vua Minh Mệnh sai cấp gạo rồi cho về (8). Hoặc tàu nước Phú Lãng Sa (nước Pháp) đến đậu ở hòn Mỏ Diều thuộc Quảng Nam. Tỉnh thần Quảng Nam cho người xuống tàu khám qua, thấy tàu dài hơn 8 trượng, rộng hơn 1 trượng 8 thước, cao hơn 1 trượng 5 thước, 3 tầng ván lát, 3 cột to, 24 cỗ đại bác, 10 cỗ súng Quá sơn và 6 chiếc xuồng. Cuối thuyền treo cờ tam tài vuông: Xanh, trắng, đỏ và hỏi họ thì họ nói: “Tàu của thành Tu Luân (Toulouse), quốc trưởng sai đi thao diễn ở đường biển, đã hơn 1 năm, nay từ Ma Cao đến đây, xin ở 1, 2 hôm để lấy củi và nước”. Tỉnh thần lấy làm ngờ, nghiêm sức cho binh thuyền tuần tiễu, chỉ thị cho tỉnh Quảng Ngãi phòng bị, rồi dâng sớ tâu lên Triều đình Huế. Vua Minh Mệnh phê: “Đó là việc thường. Họ đi thăm dò, đo đạc đường biển, hà tất phải hoang mang tư báo làm kinh hãi tai mắt người ta. Thực không hiểu việc!”. Qua hôm sau, quả nhiên họ bắn một phát đại bác rồi đi (9).
Rõ ràng, so với các chúa Nguyễn và Triều Nguyễn Tây Sơn, tầm nhìn hướng biển của hai vị vua đầu của Triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Minh Mệnh, có một bước tiến mang tính chiến lược quan trọng. Các vị vua này không chỉ xác lập chủ quyền bằng việc thượng cờ, xây miếu thờ, cắm mốc trên quần đảo Hoàng Sa, mà còn xây dựng đồn, pháo đài, lập làng trên những hòn đảo gần bờ như Phú Quốc và Côn Lôn. Tầm nhìn hướng biển đó thực sự mang tầm chiến lược để trên nền tảng đó ta làm chứng cớ lịch sử trong cuộc tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo trên Biển Đông với các nước láng giềng.
1. Bức tranh thế giới – Lịch sử và mô tả các dân tộc, tôn giáo, phong tục, tập quán của họ. Nxb Firmin-Điot Freses et Cie, paris, 1833).
2. Đại Nam Thực lục. Nxb Giáo Dục. HN, 2004, tập 4, tr, 673.
3. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 3,
tr. 384.
4. Đại Nam Thực lục. Sđd. Tập 3,
tr. 492, 568.
5. Đại Nam Thực lục, Sđd, tập 4,
tr. 873.
6. Xem thêm bài của Phạm Xanh trên tạp chí NCLS, số 1, 1987, tr.105
7. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 3,
tr. 824.
8. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 2,
tr. 882.
9. Đại Nam Thực lục. Sđd, tập 4, tr.1076.