Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần III

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể hiện và chứng minh rõ ràng qua các châu bản triều Nguyễn còn lưu lại đến nay.
Ngày  27 tháng  6 năm  MINH MỆNH thứ 11 (1830)
 
Xuất xứ: NộI Các
 
Nơi lưu trữ: Trung tâm lưu trữ Quốc gia  I
 
Ký hiệu: Quyển 43,tờ 61
 
 Dịch nghĩa
 
Thần Nguyễn Văn Ngữ, chức Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng chắp tay dập đầu trăm lạy kính cẩn tâu việc:
 
Giờ Dần ngày 20 tháng này, chủ thuyền buôn nước Pháp là Đô-ô-chi-ly cùng Tài phó Y-đóa và bọn phái viên Lê Quang Quỳnh đi thuyền qua Lữ Tống (1) buôn bán, việc đã tâu báo. Giờ Dần ngày 27 chợt thấy Tài phó Y-đóa và 11 thủy thủ đi một chiếc thuyền nhẹ vào cửa tấn, nói canh hai ngày 21 tháng này thuyền qua phía tây Hoàng Sa bị mắc cạn, nước ngập vào thuyền hơn tám thước. Thương thuyền cùng bàn bạc chọn lấy hai rương tiền bạc công cùng một số dụng cụ, lương ăn, chia nhau lên hai chiếc thuyền nhỏ theo gió trở về. Nhưng thuyền của Đô-ô-chi-ly cùng phái viên, tiền bạc đi sau chưa về. Thần lập tức sức cho thuyền tuần tiễu ở tấn mang nước ngọt ra biển tìm kiếm, việc đã báo lên. Đến giờ Ngọ thì gặp Đô-ô-chi-ly cùng phái viên, thủy thủ 15 người, hiện đã đưa về tấn, người và tiền bạc đều an toàn. Còn các phái viên là bọn Lê Quang Quỳnh đều nói bị mệt mỏi kiệt sức, mắc bệnh xin nghỉ ngơi vài hôm, sau khi bình phục sẽ lập tức về kinh để thi hành công vụ. Thần xin soạn tập tâu đầy đủ, kính cẩn tâu trình. Thần khôn xiết run sợ. Kính tâu.
 
Ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830)
 
Châu phê : Lãm (đã xem)
 
Ngày 28 tháng này vâng mệnh châu phê. Quan làm việc ở Nội các là Thị lang Hà Tông Quyền, Trương Đăng Quê vâng mệnh sao và xác nhận gửi cho thương thuyền.
 
Chú thích:
 
1. Lữ Tống: nay là Phi Luật Tân.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến Chiến thắng Mùa xuân 1975

Bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Nhiều bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ đều cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Thêm tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cuốn sách vừa được phát hiện mang tên "Khải đồng thuyết ước” được xác định là cuốn sách viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thời vua Tự Đức, ghi chép về thiên văn, địa lý do soạn giả Kim Giang Phạm Phục Trai thi Ân khoa năm Thiệu Trị thứ...

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các bản đồ nước ngoài

Hiện tại các trung tâm lưu trữ trên thế giới còn lưu giữ nhiều bản đồ cổ, trong đó thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XIV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...