Châu bản triều Nguyễn ngày 22/11 năm Minh Mệnh thứ 14 (1833)

Nội các tâu trình ông Phạm Văn Sênh đi thực hiện công vụ ở Hoàng Sa, khi trở về đã kê khai sai số người đi thực hiện công vụ nên việc ban thưởng có số thừa. Số tiền bạc thừa chưa lĩnh, mà lại quá ít, nên Nội các xin gia ân cho miễn xét tội cho ông Sênh.













Dịch nghĩa:

Nội các tâu:

Hoàng tử Vĩnh Tường dâng sớ xin đặt tên. Bề tôi Nội các vâng mệnh xem xét các mỹ tự thế hệ nhà vua, kính xin chỉ (1) ban chữ Hồng (洪).

- Lại tập tâu của bộ Binh trình bầy: Đội 3 cơ Bình Thuận đã chia làm 2 đội, nhưng bộ ấy vẫn đề nghị bổ chức Cai đội đội 3 của cơ ấy cho Phan Văn Bình. Nay xét thấy sai xót, xin đem viên chuyên biện ty Lại giao nghị xử phạt…

- Lại tờ phiến (2) của bộ ấy (bộ Binh) trình bầy: trước đây căn cứ vào lời kê khai sai cảu viên được sai phái đi khảo sát Hoàng Sa là Phạm Văn Sênh, lái thuyền cùng thủy thủ của suất ấy là 19 người để đến nỗi bộ ấy đã làm tờ phiếu nghĩ (3) xin ban thưởng cho viên ấy tiền bạc 10 mai, các viên lái thuyền gồm 19 tên, mỗi tên tiền bạc một mai. Nay viên ấy nghĩ lại thấy thừa ra 1 tên, không giám làm đơn lĩnh số tiền bạc này. Bộ đó đã gửi tư cho Nội vụ chiếu phát theo thực số, còn viên quan bộ ấy không kiểm tra, phát hiện ra chỗ sai, [bộ ấy] đã gửi tờ trình đính kèm xin phạt tội [viên đó].

Kính xin ban (4) chỉ: Phạm Văn Sênh khai báo hàm hồ, bộ ấy cũng không kiểm tra lại cho rõ ràng, để sơ suất làm phiếu nghĩ, đến nỗi việc ban thưởng thừa ra một số, thực là không hợp. Nhưng xét nghĩ số tiền bạc này thừa lĩnh, mà lại quá ít, xin gia ân miễn xét tội, ngoài ra chuẩn theo tờ tấu. Hãy tuân mệnh.

Thần Nguyễn Đức Hoạt vâng mệnh soạn thảo.

Thần Hà Tông Quyền vâng mệnh đọc duyệt.

Vâng mệnh duyệt lại thần Thân Văn Quyền ký.

Đương trực đối chiếu thần Trương Đăng Quế ký./.

Chú thích:
1 + 4- Nguyên văn: cung nghĩ phụng chỉ (恭擬奉旨). Chúng tôi dịch thoát cụm từ này.
2- Phiếu: một loại hình văn bản trong châu bản.
3- Phiếu nghĩ: một loại văn bản hành chính trong châu bản.

Xuất xứ: Nội các
Nơi lưu trữ: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Ký hiệu: Tập 49, tờ 233 - 234
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Thời kỳ từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến Chiến thắng Mùa xuân 1975

Bản đồ cổ Trung Quốc khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

Nhiều bản đồ do chính người Trung Quốc vẽ đều cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

Thêm tư liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam

Cuốn sách vừa được phát hiện mang tên "Khải đồng thuyết ước” được xác định là cuốn sách viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ thời vua Tự Đức, ghi chép về thiên văn, địa lý do soạn giả Kim Giang Phạm Phục Trai thi Ân khoa năm Thiệu Trị thứ...

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các bản đồ nước ngoài

Hiện tại các trung tâm lưu trữ trên thế giới còn lưu giữ nhiều bản đồ cổ, trong đó thể hiện 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...

Các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Phần XIV

Châu bản triều Nguyễn là một loại văn bản hành chính của các vương triều phong kiến Việt Nam dưới thời các vua nhà Nguyễn. Việc xác lập và thực thi chủ quyền của triểu đình nhà Nguyễn trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng được thể...