Người Bố Y, còn có tên gọi khác Tu Dí, cư trú chủ yếu ở huyện Mường Khương. Bộ y phục của phụ nữ Bố Y trang trí hoa văn sắc màu rực rỡ với chất liệu vải bông chàm màu xanh đen.
Đã thành thông lệ, cứ độ cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch hằng năm, khi những cánh đồng tràn ngập một màu vàng óng của lúa chín, khắp các bản làng của người Tày, Bắc Hà lại rộn rã tiếng giã gạo làm cốm, làm khẩu rang chuẩn bị cho lễ “ăn cơm mới” - một nghi lễ nông nghiệp truyền thống, một nét văn hóa độc đáo của người Tày Bắc Hà.
Vừa đặt chân đến trung tâm huyện Si Ma Cai vào ngày phiên chợ, chúng tôi đã bị níu kéo bởi nét độc đáo hấp dẫn của chợ phiên vùng cao này. Những thiếu nữ Mông, Dao, Nùng... trong bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu thổ cẩm hồ hởi xuống chợ. Khi vào trong chợ, các mặt hàng nông sản vùng cao được đồng bào bày bán khá nhiều như: Rau cải địa phương, bắp cải, ớt, mía xương gà...
Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án Phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Lào Cai, giai đoạn 2011-2015, với sáng kiến “Biến di sản thành tài sản”, tỉnh Lào Cai đã tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa thành các tuyến, điểm, sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ lâu, nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc thiểu số ở Sa Pa nói chung và đồng bào Xa Phó ở xã Nậm Sài nói riêng. Dệt thổ cẩm là nét đẹp truyền thống và là một trong những tiềm năng du lịch đặc trưng của huyện Sa Pa.
Dân tộc Tày ở Lào Cai có vốn văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, thể hiện qua các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, lễ hội và các tập quán sinh hoạt tín ngưỡng. Trong đó, có một loại nhạc cụ độc đáo - đó là kèn Pí lè.
Lễ mừng cơm mới (Cum lẩm) có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống sản xuất của người La Chí, được tổ chức để tạ ơn tổ tiên đã giúp đỡ gia đình có vụ mùa bội thu và cầu mong vụ mùa mới gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Tôi vẫn nhớ mãi gương mặt trái xoan, giọng nói ngọt ngào, hàm răng trắng, khi cười lộ ra chiếc răng khiểng của cô gái Hà Nhì bán hàng ở chợ phiên Ý Tý (Bát Xát) - “Chú ơi, đủ tiền rồi ạ. Cảm ơn chú. Lần sau chú lại mua hàng cho cháu nhé!”.
Một làng của người Giáy ở Bát Xát có khoảng từ 50 tới 100 nóc nhà hoặc hơn. Người Giáy luôn sống chan hoà với nhau, mọi người cùng làm cùng ăn, rất ít khi có chuyện xích mích tranh giành, phân biệt với các dân tộc khác.
Từ xa xưa, người Pa Dí trên vùng đất Cao Sơn (Mường Khương) đã rất nổi tiếng với nghề làm ngói đất nung. Làm ngói đất nung không chỉ đáp ứng nhu cầu làm nhà của các gia đình người dân Pa Dí mà còn trở thành một sản phẩm hàng hóa được nhiều dân tộc trong vùng ưa chuộng.