Nghề dệt vải lanh được coi là một nghề có những nét đẹp riêng trong đời sống của người dân tộc Mông và dân tộc Dao đỏ Sa Pa. Bất cứ người phụ nữ Mông, Dao nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết xe lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của gia đình. Họ còn cho rằng nghề dệt vải lanh là tiêu chí để đánh giá tài năng, phẩm chất và cách làm ăn của người phụ nữ.
Nằm dưới thung lũng sâu, được bao bọc bởi núi cao chót vót, Mường Hum (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Vào ngày Chủ nhật, từng đoàn du khách khắp nơi đổ xuống thung lũng này để nhóm chợ phiên. Đến mùa lúa chín, người ta lại đến đây ngắm những thửa ruộng bậc thang, những nấc thang trải dài như nối Mường Hum lên đến chín tầng mây…
Đến với Lào Cai du khách không thể bỏ qua tour du lịch thú vị, đó là đi chợ Bắc Hà, một chợ vùng cao nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc.
Mấy năm nay đèo Ô Quy Hồ (còn gọi là Cổng trời Hoàng Liên) - ranh giới giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, cao khoảng 2.000 m so với mực nước biển là điểm đến của rất nhiều du khách, đặc biệt là khách châu Âu. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là “vua” đèo Tây Bắc.
Trên bản đồ du lịch các tỉnh phía Tây Bắc Tổ quốc, Lào Cai là một điểm đến không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước. Lào Cai đẹp trong lòng du khách không chỉ bởi cảnh sắc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi truyền thống văn hoá dân tộc giàu bản sắc. Mảnh đất này là nơi hội tụ và sinh sống của 25 dân tộc anh em với những bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực, trang phục rất riêng của mỗi dân tộc.
Không nức tiếng như chợ tình Sa Pa, chợ phiên Bắc Hà hay chợ phiên Mường Hum... nhưng chợ Bát Xát mang nhiều nét của một chợ phiên vùng cao.
Các dân tộc thiểu số ở vùng cao nói chung và dân tộc Dao nói riêng rất chú trọng đến chiếc mũ đội đầu cho trẻ nhỏ, họ quan niệm chiếc mũ thể hiện sự quan tâm của cả dòng tộc đối với đứa trẻ.
Người Dao đỏ ở Lào Cai sinh sống tập trung đông nhất ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên, Bảo Thắng. Người Dao đỏ coi việc đặt tên là việc hệ trọng trong cuộc đời con người cho nên từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, người Dao đỏ phải qua 3 lần đặt tên. Lần thứ nhất vào ngày đứa bé tròn 1 tháng tuổi, lần 2 khi đứa trẻ lên 15 - 16 tuổi, lần 3 là vào ngày xây dựng gia đình.
Đồng bào Xá Phó quan niệm rằng, sự khéo léo của phụ nữ thể hiện trên nét hoa văn của mỗi bộ trang phục. Vì thế, ngay từ nhỏ, các cô gái đã phải học cách may vá và thêu thùa.
So với các dân tộc khác, dân tộc Mông hoa (Mông lềnh) ở Bắc Hà còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo. Một trong những nét đẹp đó là việc dệt vải, thêu, may các bộ trang phục, rực rỡ đậm bản sắc của những phụ nữ dân tộc Mông hoa.