Trang phục của thiếu nữ dân tộc Xa Phó được hình thành rất đặc biệt. Đó là sự kết hợp giữa chiếc áo ngắn và chân váy dài. Chiếc áo ngắn chui đầu, cổ khoét hình vuông khoáng đạt, gấu áo chỉ vừa chấm thắt lưng.
Với người Thu Lao, lễ cúng rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Đây cũng là nghi lễ lớn nhất trong năm của người Thu Lao được tổ chức hằng năm vào dịp tháng 2 và tháng 6 âm lịch để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, các gia đình trong làng ấm no, hạnh phúc.
Hằng năm vào đầu tháng 2 âm lịch, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải (Bắc Hà) đều tổ chức lễ cúng rừng (còn được gọi là “Tết rừng”). Đây là nghi lễ truyền thống cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui.
Đã thành thông lệ, vào ngày 17 tháng Giêng hằng năm, các vùng lân cận, du khách thập phương và đông đảo nhân dân xã Tân An (huyện Văn Bàn) lại tham dự Lễ hội đền Cô Tân An. Đền Cô Tân An được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2010, thờ Bà chúa Thượng ngàn Nguyễn Hoàng Bà Xa có công dẹp giặc giữ nước thời xưa.
Với người Mông, khèn là phương tiện giao tiếp của con người với thế giới tâm linh, là tâm hồn, bản sắc của dân tộc. Hiện nay, trên địa bàn huyện Sa Pa có 10 nghệ nhân chế tạo khèn, trong đó có nghệ nhân Sùng A Sình, năm nay đã 85 tuổi, ở thôn Sử Pán 2, xã Sử Pán. Ông đã dành cả cuộc đời để gìn giữ và sáng tạo kỹ năng chế tác nhạc cụ này một cách công phu, chuẩn xác.
Trên khắp các huyện vùng cao tỉnh Lào Cai, trên các bản làng cheo leo, giữa mây mù, sương giá khắc nghiệt, những người phụ nữ dân tộc nơi đây vẫn tảo tần, chăm chỉ lao động, sản xuất để bảo đảm cuộc sống, chăm lo cho gia đình.
Người Xá Phó ở Lào Cai sống tập trung chủ yếu ở một số xã: Phú Nhuận, Gia Phú (Bảo Thắng); Kim Sơn (Bảo Yên); Nậm Sài (Sa Pa); Hợp Thành (thành phố Lào Cai). Họ có đời sống kinh tế gắn liền với sản xuất nông nghiệp, bởi vậy đã hình thành nên một tập quán riêng trong đời sống hằng ngày với nhiều nét văn hóa mang đặc trưng của dân tộc mình.
Trong ngày đầu Xuân, đồng bào Mông ở các huyện vùng cao Lào Cai thường mở hội Gầu tào (hội đạp núi) cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mọi người mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Hội cũng là cách mở rộng kết giao trong sinh hoạt cộng đồng.
Lễ hội Say Sán ở xã Thải Giàng Phố (Bắc Hà) thường diễn ra từ ngày 12 đến 14/2 (tức mùng 3 - 5 Tết). Đây là lễ hội truyền thống, mang nhiều nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Mông trên vùng cao Bắc Hà.
Hàng ngàn đồng bào dân tộc vùng cao huyện Sa Pa (Lào Cai) và đông đảo du khách háo hức tham dự lễ hội hát giao duyên của người Dao ở Tả Phìn ngày 15 tháng Giêng.